Suy đoán vô tội là nguyên tắc có tính nền tảng của tố tụng văn minh, vì thiếu nó chúng ta không thể đạt được nền tư pháp công bằng và nhân đạo. Là thành tựu vĩ đại của văn minh pháp lý trong việc bảo vệ quyền con người, nguyên tắc suy đoán vô tội được đánh giá được nhiều quốc gia coi là nguyên tắc của tố tụng hình sự.

Để đảm bảo cho nguyên tắc suy đoán vô tội được thể hiện một cách triệt để trong hệ thống luật pháp, có ba (03) nguyên tắc cốt lõi được đặt ra để có thể áp dụng trong TTHS, bao gồm:

(i). Căn cứ vào những sự kiện có thật liên quan đến vụ án – cho dù việc phạm tội có xảy ra và bị cáo có tội hay không – cơ quan công tố phải hoàn toàn gánh vác nghĩa vụ chứng minh.

(ii). Căn cứ vào những sự kiện có thật liên quan đến vụ án, bị cáo không có bất kỳ nghĩa vụ chứng minh nào. Bị cáo không cần phải trình bày chứng cứ, gọi nhân chứng hay làm bất cứ điều gì để chứng minh mình vô tội và điều này không được xem là cơ sở để chống lại bị cáo.

(iii). Toà án phải hoàn toàn dựa trên cơ sở là những chứng cứ được trình bày trước toà để dựa vào đó ra phán quyết và không được phép suy diễn theo hướng không tốt cho bị cáo chỉ vì bị cáo bị truy tố và cáo buộc bởi cơ quan công tố.

Không ai có thể bị coi là có tội khi tội phạm do họ thực hiện chưa được chứng minh theo đúng các quy định của BLTTHS và chưa được xác định bằng bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng quy định và chỉ có thể bị coi là có tội khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Yêu cầu đầu tiên của nguyên tắc suy đoán vô tội là yêu cầu về lỗi phải được chứng minh theo trình tự thủ tục đảm bảo việc khởi tố, điều tra, truy tố xét xử là đúng quy định pháp luật. Bị can, bị cáo phải được coi là vô tội cho tới khi lỗi của bị can, bị cáo đó được chứng minh. Nếu lỗi không được chứng minh, đồng nghĩa với “sự vô tội được chứng minh”
Người bị buộc tội không có nghĩa vụ phải chứng minh sự vô tội của mình mà nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (cơ quan buộc tội, người buộc tội) phải tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, thủ tục luật định.

Người bị buộc tội được quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội đồng nghĩa với việc tại phiên toà bị cáo có quyền im lặng tức là không có nghĩa vụ phải trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử. Để có thể ra một trong các quyết định khởi tố, điều tra, truy thì các cơ quan THTT phải có trách nhiệm chứng minh và xác định rõ ràng các căn cứ là có tội được quy định trong BLHS; phải đảm bảo xem xét các tình tiết vụ án một cách khách quan, đầy đủ.

Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình và các hình thức trái pháp luật khác trong các quy trình thu nhập chứng cứ và thực hiện các hoạt động tố tụng khác. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ được coi là chứng cứ nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án; không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội. Tòa án phải hoàn toàn dựa trên cơ sở những chứng cứ được trình bày trước Tòa để đưa ra phán quyết. Bản án kết tội phải dựa trên các chứng cứ đã được xem xét tại phiên toà, chứng minh bị cáo có tội.

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660