tam-giu

Tạm giữ được biết đến là một trong các biện pháp ngăn chặn. Vậy tạm giữ là gì? ai có thẩm quyền ra lệnh tạm giữ? thời hạn tạm giữ là bao lâu?
Trong bài viết dưới đây, Luật sư hình sự – Luật Công Tâm sẽ cung cấp đến bạn các thông tin nêu trên.

Tạm giữ là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tạm giữ là biện pháp ngăn chặn áp dụng với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người tự thú, đầu thú hoặc người bị bắt theo quyết định truy nã.

Mục đích của tạm giữ đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú là để ngăn chặn hành vi phạm tội, ngăn ngừa hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở hoạt động điều tra của người phạm tội, tạo điều kiện cho cơ quan điều fra thu thập chứng cứ, tài liệu, bước đầu xác định tính chất hành vi của người bị tạm giữ. Tạm giữ đối với người bị bắt theo lệnh truy nã để có thời gian cho cơ quan bắt hoặc nhận người bị bắt thông báo cho cơ quan đã ra lệnh truy nã biết về việc đã bắt được đối tượng truy nã và có thời gian cho cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt.

tam-giu
Hình minh họa: Tạm giữ là gì

Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ

Những người có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quyền ra quyết định tạm giữ.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên mới có quyền ra lệnh tạm giữ. Chính quyền và công an Cấp xã, phường, thị trấn không có quyền tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự. Vì vậy, khi nhận người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, ủy ban nhân dân xã, phường hoặc thị trấn phải tiến hành lập biên bản phạm tội quả tang, biên bản bắt người đang bị truy nã và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Quyết định tạm giữ

Để có hiệu lực thi hành, Quyết định tạm giữ phải tuân thủ về nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

Căn cứ khoản 3 Điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự, quyết định tạm giữ phải ghi rõ:

– Họ tên và địa chỉ của người bị tạm giữ;

– Lý do tạm giữ;

– Ngày, giờ bắt đầu và ngày, giờ hết thời hạn tạm giữ;

– Các nội dung về: Số quyết định;  ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành quyết định;

– Căn cứ để ban hành quyết định;

– Họ tên, chức vụ và chữ ký của người ban hành quyết định, đóng dấu.

Trong 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.

Trong trường hợp xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Quyết định tạm giữ phải được giao cho người bị tạm giữ. Trong đó, người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ

Điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:

  • Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú. Quy định như vậy để đạt được mục đích của tạm giữ cũng như để hạn chế việc giữ người trái pháp luật.
  • Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Những trường hợp cần thiết là những trường hợp sự việc xảy ra có nhiều tình tiết phức tạp, việc xác minh phải thực hiện ở nhiều địa phương khác nhau hoặc cần phải có thêm thời gian để làm rõ về hành vi, làm rõ căn cước, lí lịch của người bị tạm giữ.

Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày. Thông thường đây là trường hợp đối với vụ án xâm phạm an ninh quốc gia và một số vụ án hình sự khác có nhiều người tham gia, sự việc cần xác minh rất phức tạp mặc dù đã gia hạn tạm giữ lần thứ nhất nhung vẫn chưa làm rõ được sự việc.

Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được viện kiểm sát cùng cấp hoặc viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hóặc quyết định không phê chuẩn. Nếu viện kiểm sát không phê chuẩn thì cơ quan đã ra lệnh tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ sau khi hết hạn tạm giữ trước đó.

  • Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
  • Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Thời hạn tạm giữ hạn chế quyền của công dân nên được tính trừ vào thời hạn tạm giam theo nguyên tắc một ngày tạm giữ bằng một ngày tạm giam. Trường hợp người bị tạm giữ sau đó không bị tạm giam thì khi toà án quyết định hình phạt tù đối với bị cáo, thời hạn tạm giữ được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù theo nguyên tắc một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tù.
  • Khi hết thời hạn tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người đã bị tạm giữ. Đây là trường hợp không cần gia hạn tạm giữ hoặc đã gia hạn tạm giữ lần thứ nhất hoặc lần thứ hai nhưng vẫn không đủ căn cứ để xác định người bị tạm giữ đã thực hiện tội phạm thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Luật sư tư vấn Luật Hình sự

Tạm giữ là một biện pháp ngăn chặn, tác động trực tiếp đến quyền tự do đi lại của công dân. Do đó, để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của bản thân, của người thân khi không may bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này, hãy liên hệ ngay tới Luật sư hình sự – Luật Công Tâm để được tư vấn và hỗ trợ.

Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Xem thêm:
Tội trộm cắp tài sản
Phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng

By Tâm

2 thoughts on “Tạm giữ là gì”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660