Đất đai do bố mẹ qua đời để lại, người được giao trông nom tự ý làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liệu có đòi lại được và việc chia thừa kế sẽ được thực hiện như thế nào khi người để lại di sản không để lại di chúc?

1. Di sản thừa kế được hiểu như thế nào?

Di sản thừa kế được hiểu là những tài sản riêng của người đã chết và phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung của người đã chết với người khác, nội dung này đã được quy định cụ thể tại Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó, di sản thừa kế có thể là các tài sản sau:

  •  Tiền, vàng bạc, đá quý, đồ trang sức khác có giá trị;
  •  Nhà đất, nhà ở, đất đai hình thành do mua bán, tặng cho, thừa kế, nhà ở, tài sản hình thành trong tương lai,..;
  •  Động sản như xe máy, oto,…;
  •  Cổ phần, chứng khoán,…;

Những tài sản ttrong số các loại tài sản trên thuộc quyền sở hữu của người đã mất thì đều được coi là di sản thừa kế, những di sản thừa kế này sẽ được phân chia cho những người được hưởng thừa kế mà người chết để lại. 

2. Quy định về người thừa kế theo pháp luật hiện hành

2.1 Thừa kế theo pháp luật

Theo quy định hiện hành, các đối tượng được coi là người thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp người đã chết khi mất không để lại bản di chúc phân chia di sản thì những người sau sẽ có quyền hưởng thừa kế theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như:

  •  Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã chết;
  •  Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, bà ngoại, ông ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người đã chết; cháu ruột (nếu người đã chết là ông nôi, bà nội, ông ngoại, bà ngoại);
  •  Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; Bác ruột, chú ruột, chị ruột, em ruột của người đã chết; cháu ruột nếu người đã chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột nếu người chết là cụ ruột, cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế trong cùng một hàng thừa kế có quyền được hưởng di sản thừa kế như nhau về quyền lợi, không phân biệt giới tính, con thứ hay con trưởng,…

2.2 Thừa kế thế vị

Nếu trường hợp người con của người để lại di sản chết trước hay cùng thời điểm với người để lại di sản thì người cháu sẽ được hưởng phần di sản thừa kế mà cha, mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;

Hay với trường hợp, nếu người thừa kế là cháu chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được thừa kế phần di sản của cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. 

Có thể nói thừa kế thế vị xảy ra khi các con, cháu, chắt được thay vào vị trí thừa kế của bố, mẹ, ông, bà để hưởng di sản của ông, bà, cụ nếu trong trường hợp bố, mẹ, ông, bà chết trước hay chết cùng ông, bà, cụ. Thì những người thừa kế vị được hưởng phần di sản mà bố, mẹ, ông, bà đáng lẽ được hưởng nếu còn sống, và phần di sản đối với người thừa kế thế vị được chia đều như phần di sản đối với người thừa kế khác.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm ông, bà, bố, mẹ chết. Trường hợp thừa kế thế vị này chỉ được áp dụng khi hàng thừa kế có người đã chết như các quy định nêu trên theo Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

3. Làm gì để lấy lại di sản thừa kế đã bị bán cho người khác ?

Trên thực tế hiện nay, vẫn có những trường hợp di sản thừa kế chưa được phân chia, chuyển giao cho những người thuộc hàng thừa kế và những người thừa kế chưa nhận được Giấy chứng nhận quyền sở hữu mà di sản đó đã được một người nào đó trong hàng thừa kế bán đi. Vậy đối với trường hợp này, để lấy lại di sản thừa kế đó cần làm thế nào? 

Đối với trường hợp di sản thừa kế chưa được phân chia vẫn là tài sản chung của những người có quyền thừa kế mà bị bán đi cho người khác mà chưa có sự đồng ý của những người thừa kế cùng hàng đó thì hợp đồng giao dịch tài sản chung đó sẽ là hợp đồng vô hiệu do người không phải chủ sở hữu thiết lập.

Từ đó, các đồng sở hữu về tài sản có quyền yêu cầu Toà án tuyên giao dịch mua bán đó là vô hiệu và những đồng thừa kế đó có quyền đòi lại tài sản chung đã bị bán. Tuy nhiên, tình huống này cũng gặp nhiều rủi ro, cản trở khi quyền lợi của bên đã mua tài sản chung được bởi vệ bởi quy định về bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình theo Bộ luật dân sự hiện hành;

Trường hợp di sản thừa kế là động sản,  bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản

Đối với tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu hay  bất động sản thì những người thừa kế có quyền đòi lại di sản này bằng cách khởi kiện người bán và đòi lại quyền tài sản từ người mua tại Toà án nhân dân nơi có bất động sản hoặc Toà án nơi ở của người bán đã thực hiện giao dịch trái pháp luật. 

Bên cạnh đó, nếu bên mua đã hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu và đã thực hiện chuyển nhượng tài sản này cho người khác thông qua giao dịch mới thì khả năng đòi lại quyền về tài sản chung sẽ trở nên khó khăn đối với những người thừa kế khi phải chứng minh quan hệ của người bán di sản chung đó với người mua di sản ban đầu là giao dịch bất hợp pháp;

Trường hợp di sản thừa kế là tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu tài sản

Đối với di sản là tài sản không cần làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu thì việc những người thừa kế đòi lại quyền tài sản gặp rất nhiều khó khăn trong việc chứng minh quyền tài sản và chứng minh hành vi của người bán tài sản cho người khác là bất hợp pháp do hành vi lừa đảo người mua, có được tài sản do chiếm đoạt,…

Và khả năng những người thừa kế đòi lại quyền tài sản là rất thấp nếu không chứng minh được hành vi có được di sản chung của người bán là hành vi bất hợp pháp. 

Như vậy, để đỏi lại tài sản thừa kế đã được bán cho người khác cá nhân, tổ chức có nhu cầu có thể làm  thủ tục khởi kiện ra tóa án nhân dân có thẩm quyền để đòi lại quyền tài sản đối với di sản thừa kế. Nếu thực hiện trình tự, thủ tục khởi kiện đòi quyền tài sản thì những người thừa kế cần làm những bước sau:

  1. Nộp đơn khởi kiện cùng các tài liệu, chứng cứ chứng minh về tài sản là di sản thừa kế, hành vi chiếm được di sản của người đã bán là bất hợp pháp gửi đến Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết;
  2. Làm thủ tục để Toà án nhận đơn khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật;
  3. Toá án thụ lý vụ án mở phiên toà xét xử vụ án dân sự sơ thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành;
  4. Toà án phúc thẩm thực hiện quy trình xét xử phúc thẩm nếu bản án xét xử sơ thẩm có kháng cáo.

Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, 
Cầu Giấy, Hà N
ội.

By Tâm

One thought on “Cần làm gì khi bị chiếm di sản thừa kế?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660