Tài sản đang tranh chấp (tài sản là đối tượng của tranh chấp) là tài sản đang có hai hay nhiều người cùng xác nhận quyền của mình đối với tài sản đó và phủ định quyền của người kia đối với tài sản mà tài sản đó hiện không rõ thuộc về người nào. Tranh chấp tài sản thường là về quyền sở hữu đối với tài sản hoặc tranh chấp về chia di sản thừa kế, tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng. 

Cần làm gì khi có tranh chấp tài sản?

1. Xác định đúng tư cách của mình trong vụ việc

Việc xác định đúng tư cách của mình trong vụ việc sẽ giúp khách hàng dễ dàng biết cách để giải quyết vấn đề khi tranh chấp xảy ra. Cả hai cần phải xác định lại một lần nữa thông qua ý kiến của luật sư về việc theo pháp luật thì mình có phải là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó hay không.

Nếu xác định không đúng thì xem như mình có yếu tố nào đủ để tiến hành việc đăng ký hay không.

Nếu cả hai điều kiện trên đều không có thì khách hàng rất có thể tốn nhiều thời gian và chi phí khởi kiện hoặc bị khởi kiện nhưng vẫn không có thể sở hữu tài sản đó có thể hợp pháp trên thực tế. Án phí và chi phí thuê luật sư không hề rẻ nên hai bên cần cân nhắc khi có tranh chấp xảy ra.

2. Xác định đúng thẩm quyền xử lý vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng

Muốn xác định đúng cơ quan tiến hành tố tụng nào có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp thì đầu tiên cần phải xem tài sản của mình là bất động sản hay động sản. Thông qua khái niệm của luật. Căn cứ vào Điều 107 của Bộ Luật Dân Sự 2015 thì

1. Bất động sản bao gồm:

a) Đất đai;

b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

Sau khi xác định xong loại tài sản, chúng ta sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để xác định vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án nào.

Thẩm quyền giải quyết được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức khi xảy ra tranh chấp.

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết

3. Chuẩn bị những chứng cứ khi ra tòa

Nếu không thể thỏa thuận được với nhau và buộc phải ra tòa thì bạn cần phải củng cố chắc những chứng cứ mà mình có.

Ví dụ: Tranh chấp đòi lại nhà cho thuê khi thời gian thuê vẫn còn. Và bạn là bên bị đơn cũng là ngươi thuê thì đầu tiên bạn cần nắm trong tay hợp đồng thuê nhà làm chứng cứ. Sau đó, cần có chứng cứ để chứng minh bạn không vi phạm hợp đồng đã ký bằng biên bản ghi nhận giao tiền hợp sao kê của ngân hàng về việc bạn đã thanh toán đầy đủ tiền nợ.

Sau khi củng cố chứng cứ thì bạn có thể tự tin hơn để soạn trước kịch bản tự bảo vệ cho mình.

4. Chuẩn bị bài bảo vệ

Việc chuẩn bị bài bào chữa rất quan trọng vì lời nói xúc tích rõ ràng cộng với chứng cứ thuyết phục sẽ giúp bạn giành được ưu thế tại phiên tòa. Đổi lại chứng cứ không hoàn hảo nhưng lại có một bài bảo vệ xúc tích, rõ ràng, thuyết phục sẽ giúp cho bạn có thể khỏa lấp những chi tiết nhỏ nhặt trong chứng cứ.

Cần xác định trước các luận điểm lớn.

Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, 
Cầu Giấy, Hà N
ội.

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660