Chúng ta có thể hiểu “Người bào chữa” là người có kiến thức về pháp luật và có kinh nghiệm về hoạt động tố tụng để giúp cho thân chủ của mình tham gia tố tụng trong một vụ án liên quan để biện hộ, bảo vệ cho thân chủ của mình để chống lại sự buộc tội, truy tố hoặc một sự tố cáo, giúp làm giảm trách nhiệm hình sự cho thân chủ của mình.

Ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật thì người bào chữa có thể là: Luật sư, là một người theo nghề luật có kiến thức về pháp luật. Trong thực tiễn hiện nay, người bào chữa trong tố tụng hình sự chù yếu là luật sư.

Vậy Có nên thuê luật sư bào chữa vụ án hình sự?

Vai trò của Luật sư

Trong các vụ án hình sự, vai trò của Luật sư rất quan trọng. Họ là người bào chữa, người có trình độ am hiểu sâu sắc về pháp luật, đại diện cho thân chủ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm.

Ở giai đoạn điều tra luật sư là chỗ dựa tinh thần, trấn an tâm lý cho bị cáo, đưa ra những lời khuyên có lợi cho bị cáo. Đồng thời luật sư sẽ nghiên cứu hồ sơ vụ án để thu thập và tìm ra những tài liệu, chứng cứ có lợi cho thân chủ.

Trong phiên tòa xét xử luật sư là người đưa ra những chứng cứ, những lập luận bằng kiến thức chuyên môn của mình tìm ra những tình tiết giảm nhẹ, những tình tiết có lợi cho thân chủ của mình. Từ đó nhằm giảm nhẹ tội cho thân chủ.

Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo không chỉ đơn thuần là thực hiện một công việc, mà còn là trách nhiệm, là đạo đức nghề nghiệp. Người luật sư có tài, có tâm với nghề luôn đặt mục tiêu đem lại những điều tốt đẹp nhất cho thân chủ trên cơ sở tuân thủ những quy định của pháp luật.

Xem thêm: Quyền bào chữa trong vụ án hình sự

Sự cần thiết phải thuê luật sư trong vụ án hình sự

Trên cương vị là những người được đào tạo chuyên sâu về kiến thức pháp luật cũng như kỹ năng hành nghề, luật sư mang trong mình sứ mệnh lớn nhất là bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự, cho thân chủ của mình.

Và trong số các vị độc giả đang đọc bài viết này chắc hẳn có không ít người đã từng biết đến những vụ án oan sai, những vụ bức cung, dùng nhục hình làm sai lệch tính chất của vụ án, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của bị can, bị cáo, bị hại và cả những người vô tội khác.

Một số khác thì bị vu oan, bị tố giác vô căn cứ, bị khởi tố với lý do không chính đáng nhưng cũng không biết xử sự thế nào khi phải hầu tòa cho đúng pháp luật.

Bởi vậy việc nhờ đến sự giúp đỡ của luật sư – một người am hiểu tường tận kiến thức pháp lý và có kinh nghiệm trong hoạt động tố tụng là một việc làm chính đáng để bảo vệ quyền lợi cho bản thân, để tránh xảy ra những việc không đáng có.

Cùng với đó, lợi ích mà một luật sư đem lại trong vụ án hình sự là tương đối lớn như đối với bị can, bị cáo, luật sư sẽ đảm bảo tình tiết giảm nhẹ để đi tới khung hình phạt thấp cho khách hàng. Còn đối với bị hại, khi có luật sư họ có thể đảm bảo được quyền lợi tối đa nhất của mình mà không bị yếu thế tại phiên tòa. 

Việc thuê luật sư trong các vụ án hình sự ngày nay cũng đã trở nên vô cùng phổ biến và thực sự cần thiết bởi chính tính chất phức tạp của án hình sự đem lại.

Tuy nhiên thì về phần chi phí thuê luôn là mối quan tâm lớn mỗi khi khách hàng có nhu cầu tìm đến người bảo vệ quyền lợi cho mình, nhất là chi phí thuê luật sư trong vụ án hình sự thì người dân sẽ thường có suy nghĩ rằng chi phí sẽ cao hơn rất nhiều so với các luật sư trong vụ án dân sự, ly hôn, thừa kế khác…

Xem thêm: Vai trò luật sư trong quá trình điều tra

Quyền hạn của luật sư trong quá trình tố tụng hình sự

Khởi tố vụ án hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên trong quá trình tố tụng hình sự. Trong giai đoạn này, Luật sư bào chữa có các quyền hạn sau:

Gặp gỡ, trao đổi với người bị buộc tội;

Thu thập, đánh giá các tài liệu, chứng cứ khách quan;

Đại diện theo ủy quyền cho người bị buộc tội làm việc với cơ quan điều tra.

Điều tra vụ án hình sự

Điều tra hình sự là giai đoạn quan trọng trong một vụ án hình sự. Theo đó, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm thu thập và nghiên cứu các chứng cứ của vụ án. Trong giai đoạn này, Luật sư bào chữa có các quyền hạn sau:

Gặp gỡ, trao đổi với người bị buộc tội;

Kiến nghị thay đổi điều tra viên, cán bộ điều tra;

Kiến nghị thay đổi người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; 

Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu được điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can;

Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói;

Đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án;

Đề nghị cơ quan cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thẩm tra, đánh giá;

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản.

Truy tố vụ án hình sự

Giai đoạn truy tố bắt đầu từ khi Viện kiểm sát nhận được các tài liệu của vụ án hình sự do Cơ quan điều tra chuyển đến và kết thúc bằng việc Viện kiểm sát ra một trong ba quyết định sau: (i) Truy tố bị can trước Toà bằng bản cáo trạng; (ii) Trả lại hồ sơ điều tra bổ sung; (iii) Đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án hình sự. Trong giai đoạn truy tố vụ án hình sư, luật sư bào chữa có các quyền hạn sau:

Tiến hành nghiên cứu hồ sơ, tổng hợp, xem xét và đánh giá chứng cứ;

Nếu phát hiện có tình tiết chưa được làm rõ gây bất lợi cho bị can, bị cáo, luật sư tiến hành trao đổi và đề xuất với Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra làm rõ các vấn đề liên quan đến vụ án;

Kiến nghị Cơ quan điều tra áp dụng, thay đổi hay hủy bỏ biện pháp ngăn chặn;

Đề nghị Viện kiểm sát ra các quyết định tố tụng cần thiết như Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án (nếu có chứng cứ),…;

Liên hệ với Viện kiểm sát để được đọc ghi chép hoặc sao chụp bản cáo trạng.

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự quan trọng và mở đầu trong hoạt động xét xử. Trong giai đoạn này, Luật sư bào có các quyền hạn sau:

Quyền thu thập tài liệu, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ bị cáo, người thân thích của người này hoặc từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác và đưa ra các tài liệu, đồ vật cần để chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ tính chất, mức độ phạm tội của bị cáo;

Quyền gặp mặt mặt bị cáo đang bị tạm giam, quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;

Kiến nghị thay đổi kiểm sát viên, kiểm tra viên, thẩm phán, hội thẩm;

Đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điều tra viên, cán bộ điều tra,…); yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét;

Yêu cầu hoãn phiên tòa nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt hoặc tuy có mặt nhưng vì lý do sức khỏe không thể tham gia tố tụng;

Có quyền tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa. Phiên toà là cuộc điều tra công khai nhằm kiểm tra tính hợp pháp của các chứng cứ qua việc xét hỏi bị cáo, người làm chứng,… nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án để Hội đồng Xét xử có phán quyết chính xác. Xét hỏi và tranh luận là những hoạt động quan trọng trong quá trình xét xử vụ án tại phiên toà.

thoi-han-dieu-tra-vu-an-hinh-su

Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Xét xử phúc thẩm là việc Toà án cấp trên trực tiếp của Toà án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo kháng nghị. Trong giai đoạn này, luật sư bào chữa có quyền hạn sau:

Quyền được ghi chép, sao chụp hồ sơ vụ án, tìm kiếm tài liệu căn cứ phục vụ cho hoạt động bào chữa;

Gặp gỡ trao đổi với bị cáo: Tìm hiểu thêm các tình tiết vụ án và tâm trạng của thân chủ; giải thích cho bị cáo những việc mà luật sư sẽ làm, thống nhất với bị cáo về nội dung kháng cáo;

Trao đổi đề xuất với Tòa án, Viện kiểm sát cấp phúc thẩm: Đề xuất, đánh giá tính hợp pháp của các chứng cứ, việc áp dụng pháp luật liên quan đến tội danh, mức hình phạt và các quyết định khác của bản án sơ thẩm;

Tham gia hỏi, tranh luận tại Tòa.

Thi hành bản án quyết định của Tòa án

Thi hành án là giai đoạn bảo đảm cho bản án và quyết định có hiệu lực của Tòa án được đưa ra thi hành. Vì vậy, quyền hạn luật sư bào chữa trong giai đoạn này:

Đại diện cho đương sự để tham gia giải quyết việc thi hành án;

Theo dõi các bước tổ chức thi hành án của cơ quan thi hành án;

Kiến nghị, đề xuất hoặc khiệu nại nếu phát hiện chấp hành viên thiếu sót, sai phạm (nếu có) của chấp hành viên cơ quan thi hành án, tòa án, viện kiểm sát và các cơ quan khác có liên quan để đảm bảo quá trình tổ chức thi hành án diễn ra khách quan, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho thân chủ.

Các luật sư tham gia bào chữa vụ án Meladimex

Giám đốc thẩm, tái thẩm

Khi nhận thấy bản án, quyết định của Tòa án có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng trong việc giải quyết hoặc có tình tiết mới làm thay đổi nội dung bản án, Luật sư bào chữa thực hiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Luật Công Tâm là một trong những tổ chức hành nghề luật sư cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa hình sự hàng đầu hiện nay với đội ngũ luật sư giỏi về hình sự. Với vai trò là Luật sư – người bào chữa/bảo vệ quyền lợi cho các bên trong vụ án hình sự. Chúng tôi hiểu được những thắc mắc, những lo lắng của chính các bị can, bị cáo, bị hại và thân nhân, gia đình của họ. Họ có thể sẽ bị án tù, cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định, thậm chí họ có thể bị cách ly vĩnh viễn với mức án cao nhất là tử hình.

Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu G
iấy, Hà Nội
.

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660