Không làm oan người vô tội và không để lọt tội phạm là hai mục đích cơ bản nhất của Luật Tố tụng hình sự Việt Nam. Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Nhà nước, chất lượng hoạt động tư pháp không ngừng nâng lên, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, tình trạng án oan sai vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là trong tố tụng hình sự, đòi hỏi phải có những biện pháp căn cơ, đấu tranh “PHÁP LÝ” quyết liệt để hạn chế tình trạng này.

Luật sư Nguyễn Hồng Tâm trả lời phỏng vấn Đài truyền hình VTC9

Điều 17 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 về “Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng” quy định “Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình. Người vi phạm pháp luật trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật”.

Nếu muốn khởi tố vụ án hình sự theo Điều 143 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì Cơ quan điều tra phải xác định được việc “có dấu hiệu tội phạm” dựa trên các căn cứ theo quy định pháp luật. Đồng thời, để khởi tố bị can theo Điều 179 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì Cơ quan điều tra phải có đủ căn cứ để “xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ Luật hình sự quy định là tội phạm”.

Việc Cơ quan điều tra đã khởi tố một vụ án, khởi tố bị can khi chưa có đủ căn cứ để chứng minh việc có dấu hiệu tội phạm, việc một người hoặc một pháp nhân đã thực hiện hành vi phạm tội là vi phạm khoản Điều 143 và Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân.

Luật sư Nguyễn Hồng Tâm làm việc tại VKSND tỉnh Thanh Hóa về Quyết định khởi tố vụ án trái quy định của pháp luật, gây oan sai

Viện kiểm sát có chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Với chức năng, nhiệm vụ đó, Viện kiểm sát giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn điều tra, đảm bảo tính pháp chế của hoạt động điều tra, ngay từ khi khởi tố, bắt giữ người phạm tội, yêu cầu điều tra thu thập chứng cứ cho đến khi kết thúc điều tra nhằm làm rõ toàn bộ sự thật khách quan của vụ án, nhằm mục đích phát hiện nhanh chóng, chính xác, điều tra để truy tố mọi tội phạm. Đảm bảo tính chính xác, khách quan của quá trình chứng minh sự thật của vụ án hình sự; bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự có căn cứ và hợp pháp, xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, ngăn ngừa xảy ra các trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội.

Do đó, khi nhận thấy Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can của Cơ quan điều tra có dấu hiệu vi phạm tố tụng, không đúng với các quy định của pháp luật thì cá nhân, pháp nhân đang bị xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp bởi các quyết định nêu trên cần nhanh chóng khiếu nại tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại là Viện kiểm sát nhân dân.

Hãy liên hệ với Luật Công Tâm để được tư vấn chi tiết.
Thông tin liên hệ: Luật Công Tâm
Email : luatsuluatcongtam@gmail.com Website: luatcongtam.com.vn https://www.youtube.com/channel/UCkEnuxL_V_oaCpAde-Eco7A?view_as=subscriber
Hotline : 097.281.0901 – 0387003455

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660