1. Khái niệm công ty cổ phần.

Định nghĩa: Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ được chia thành cổ phần (nhiều phần bằng nhau) do nhiều thành viên góp vốn thông qua việc mua cổ phiếu và chịu trách nhiệm với phần vốn góp của mình.

Đặc điểm:

Về cổ đông: Tối thiểu là 3, không hạn chế tối đa. Đối tượng là cá nhân, tổ chức có quốc tịch Việt Năm hoặc nước ngoài.

Về vốn điều lệ: Vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại, được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Do cổ đông góp và phải góp đủ trong vòng 90 ngày kể từ khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Không phải đáp ứng quy định về mức vốn tối thiểu (vốn pháp định), trừ một số ngành nghề như vàng, chứng khoán, bảo hiểm, tín dụng,…

Về trách nhiệm tài sản: Công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của công ty. Cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số tiền đã góp thông qua mua cổ phần.

Về tư cách pháp lý: Pháp nhân.

2. Các mô hình tổ chức quản lý công ty cổ phần.

Gồm hai mô hình. Cụ thể:

Mô hình thứ nhất (hay còn được gọi là mô hình có Ban kiểm soát) gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.

Mô hình thứ hai gồm (hay còn được gọi là mô hình có thành viên độc lập Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nội bộ) : Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trong Hội đồng quản trị có Thành viên độc lập và Ban kiểm toán nội bộ.

3. Mô hình thứ nhất (mô hình có Ban kiểm soát).

Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần theo mô hình này được quy định như sau:

Về đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty. Với chức năng là ra các quyết nghị liên quan đến những vấn đề lớn quan trong nhất trong công ty, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty, được quy định tại khoản 2 Điều 138 LDN 2020. Quyền lực của đại hội đồng cổ đông được thực hiện thông qua các cuộc họp bằng việc ra các quyết nghị. Thông thường, đại hội đồng họp một năm một lần và cũng có thể họp bất thường. Với tính chất và tầm quan trọng của cuộc họp đại hội đồng cổ đông nên pháp luật quy định rất cụ thể từ Điều 139 đến Điều 152 LDN  2020.

Về hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lí công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Để Hội đồng quản trị thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình một cách năng động, sáng tạo, đáp ứng kịp thời các tín hiệu của thị trường, đồng thời tránh được sự lam quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, pháp luật quy định giới hạn quyền của Hội đồng quản trị. Pháp luật có quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, quyền và nghĩa vụ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, cuộc họp của Hội đồng quản trị và quyền được cung cấp thông tin về thể thức miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị.

Về Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty: Là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty và có thể họ còn là người đại diện theo pháp luật của công ty. Pháp luật có quy định rõ mối quan hệ giữa Giám đốc, Tổng giám đốc với các thành viên khác, quyền và nghĩa vụ của họ tại Điều 162 và 163 LDN 2020.

Về Ban kiểm soát công ty: Ban kiểm soát là một định chế trong hệ thống quản trị CTCP do Đại hội đồng cổ đông thành lập. Xuất phát từ thuộc tính vốn có của CTCP là công ty đối vốn, số lượng các thành viên thường rất đông, họ không trực tiếp quản lý công ty. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông phải có một cơ quan làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc trong việc quản lý, điều hành công ty. LDN quy định đối với CTCP có 11 cổ đông trở lên phải có Ban kiểm soát (từ 3 – 5 thành viên). Đồng thời, pháp luật quy định tương đối cụ thể quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát từ Điều 168 đến Điều 171 LDN 2020.

4. Mô hình thứ hai (mô hình có thành viên độc lập Hội đồng quản trị và Ban kiểm toán nội bộ).

Mô hình này bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trong Hội đồng quản trị có Thành viên độc lập và Ban kiểm toán nội bộ và mới được quy định bắt đầu từ LDN 2014.

Như vậy, mô hình quản trị thứ hai này không có Ban kiểm soát mà thay vào đó là Ban kiểm toán nội bộ, thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện việc giám sát đối với việc quản lý, điều hành công ty. Theo quy định của LDN thì phải có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần hoặc ít nhất 20% số thành viên Hội động quản trị là thành viên độc lập.

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660