Kinh tế, xã hội càng phát triển thì kéo theo hệ lụy về mặt trái của sự phát triển, đó là những tệ nạn xã hội, tội phạm diễn biến phức tạp và gia tăng cả về số lượng cũng như tính chất nguy hiểm.

Một trong những tội phạm sảy ra nhiều đó là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì thủ đoạn, tính chất ngày càng tinh vi, nguy hiểm và gây ra hậu quả lớn, Người thực hiện hành vi phạm tội dưới nhiều hình thức khác nhau như: góp vốn, chơi hụi, đầu tư…………nhằm để chiếm đoạt tài sản của Bị hại.

Luật sư Nguyễn Hồng Tâm – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội tư vấn cho người dân ở Quảng Ninh liên quan đến 1 vụ án có dấu hiệu của tội phạm.

Chính vì vậy, để hiểu rõ hơn về các hành vi phạm tội liên quan đến tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Luật Công Tâm sẽ phân tích kỹ lưỡng để mọi người hiểu về loại tội này hiểu rõ để bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân khi bị xâm phạm.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đây cũng là một điểm khác với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, đặc điểm này này được thể hiện trong cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt. Vì vậy, nếu sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát, gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Hành vi của tôi phạm: Do đặc điểm riêng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối cũng được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, không có thủ đoạn thuộc về tư tưởng, suy nghĩ của người phạm tội lại không được biểu hiện ra bên ngoài bằng hành vi, cũng chính vì thế mà về lý luận khi phân tích các dấu hiệu khách quan cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản một số sách báo viết, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có hai hành vi khách quan: “hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt”, nói như thế cũng không phải là không có căn cứ. Tuy nhiên, điều văn của điều luật quy định: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác…” nên không thể coi thủ đoạn phạm tội là một hành vi khách quan được vì thủ đoạn chính là phương thức để đạt mục đích mà biểu hiện của thủ đoạn gian dối lại bao gồm nhiều hành vi khác nhau, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể khác mà người phạm tội thực hiện hành vi đó nhằm đánh lừa người khác.

Thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao gìơ cũng phải có trước khi có việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội thì mới là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu thủ đoạn gian dối lại có sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà có thể là hành vi phạm tội khác như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Xét về ý thức của người thực hiện hành vi phạm tội: Người thực hiện hành vi phạm tội nhận thức đầy đủ hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và mong muốn hậu quả sảy ra. ở đây thể hiện ở việc mong muốn chiếm đoạt được tài sản, thậm chí để chiếm đoạt được tài sản thì người thực hiện hành vi phạm tội phải lên chiến lược, các bước thực hiện một cách tỉ mỉ hoặc liên tục đưa ra các thông tin gian dối. Họ thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý.

Hãy liên hệ với Luật Công Tâm để được tư vấn chi tiết.
Thông tin liên hệ: Luật Công Tâm
Email : luatsuluatcongtam@gmail.com Website: luatcongtam.com.vn https://www.youtube.com/channel/UCkEnuxL_V_oaCpAde-Eco7A?view_as=subscriber
Hotline : 097.281.0901 – 0387003455

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660