Chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, được hiểu là hành vi chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không thuộc tài liệu bí mật Nhà nước hoặc bí mật công tác bằng bất kỳ phương thức, thủ đoạn nào.

– Tội phạm được thực hiện dựa trên 3 hành vi chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu, giấy tờ của cơ quan:

+ Chiếm đoạt con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là hành vi dùng các thủ đoạn lén lút, gian dối, uy hiếp thể chất hoặc tinh thần đối với người quản lý con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác để lấy các tài liệu, giấy tờ đó hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hành trực tiếp quản lý con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác để lấy con dấu, tài liệu, giấy đó.

Hành vi chiếm đoạt hoàn toàn giống với hành vi chiếm đoạt tài sản, nên có thể nói chiếm đoạt con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là cướp, cướp giật, cưỡng đoạt, công nhiên chiếm đoạt; trộm cắp, lừa đảo, lạm tín nhiệm, tham ô con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức.

+ Mua bán con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là hành vi dùng tiền hoặc tài sản để trao đổi với người có trách nhiệm quản lý con dấu, tài liệuhoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức để có con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức để cất giữ, để bán lại cho người khác hoặc bán con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức mà mình quản lý, cất giữ cho người khác để lấy tiền hoặc tài sản.

+ Tiêu hủy con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là làm cho con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức không còn giá trị sử dụng được nữa. Hành vi tiêu hủy được thể hiện bằng nhiều cách như: đốt cháy, xé nát, nghiền nát, dùng các hoá chất để hủy hoại,…

Điều 342. Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

1. Người nào chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không thuộc tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng trở lên;

c) Để thực hiện hành vi trái pháp luật;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 342 BLHS năm 2015, sửa đỏi năm 2017

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660