Để sự thật của vụ án đuợc xác định khách quan, chính xác đòi hỏi những người này phải thật sự vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Người có thẩm quyển tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản, người chứng kiến không được tham gia tố tụng nếu có lí do cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Để sự thật của vụ án được xác định khách quan, chính xác đòi hỏi những người này phải thật sự vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Đối với người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản, người chứng kiến là người không có quyển và lợi ích pháp lí liên quan đến vụ án, họ tham gia tố tụng nhảm góp phần xác định sự thật của vụ án, pháp luật cũng đòi hỏi sự vô tư của họ khi tham gia vào tố tụng hình sự.

Nội dung của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người có thẩm quyền tiến hành, người tham gia tố tụng:

+ Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản, ngưcú chứng kiến phải giữ được sự vô tư khí làm nhiệm vụ của mình trong mọi trường hợp.Họ phải tôn trọng sự thật, tôn trọng pháp luật, tiến hành công việc của mình với thái độ khách quan, vô tư, không được để những quan hệ, những tình cảm cá nhân chi phối vào công việc, không được có thái độ thiên vị hay định kiến đối với bất kì người tham gia tố tụng nào.
+ Nếu có lí do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình, họ sẽ không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng, họ sẽ phải từ chối tiến hành hoặc tham gia tố tụng hoặc bị đề nghị thay đồi.
Việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc này là điều kiện cần thiết để thực hiện một số các nguyên tắc cơ bản khác của tố tụng hình sự như các nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự; bảo đàm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật; xác định sự thật của vụ án; bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chi tuân theo pháp luật… Có thể nỏi nguyên tắc này là đòi hỏi pháp lí chi phối mọi hoạt động của những người tiến hành tố tụng.
Một số điều kiện thực hiện nguyên tắc: cần có những quy định pháp luật đây đủ, rõ ràng, thống nhất làm cơ sở cho việc thực hiện nguyên tắc này như quy định về thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch…Những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản, người chứng kiến phải nhận thức rõ vai ttò, ttách nhiệm của mình, cần chủ động, tự giác từ chối tiến hành hoặc tham gia tố tụng nếu thuộc những trường hợp luật định.

Điều 16. Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự

1. Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người phiên dịch, người giám định, thành viên Hội đồng định giá không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2. Việc phân công người tiến hành tố tụng phải bảo đảm để họ vô tư, khách quan khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660