Nguyên tắc này thay thế cho nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước toà án quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 với những nội dung mới bảo đảm tranh tụng trong xét xử, thực hiện yêu cầu của cải cách tư pháp.

Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, điều tra viên, kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

Muốn cho vụ án được giải quyết một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ thì bên buộc tội, bên gỡ tội và những người khác có quyền và lợi ích hợp pháp cần được giải quyết trong vụ án đều phải được bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ và đưa ra những yêu cầu.

Trước đây, quyền bình đẳng trong việc đưa chứng cứ, đưa yêu cầu của các bên liên quan trọng vụ án chỉ được thực hiện vào thời điểm tại phiên toà.

Theo quy định hiện nay, quyền này được mở rộng cả về phạm vi quyền, thời gian cũng như về chủ thể được hưởng quyền. Không chỉ là quyền đưa chứng cứ, yêu cầu mà pháp luật còn quy định các chủ thể được bình đẳng trong việc đánh giá chứng cứ; không chi giới hạn thời điểm thực hiện quyền chỉ tại phiên toà mà quyền bình đẳng trong việc đưa chứng cứ, yêu cầu, đánh giá chứng cứ được thực hiện ttong suốt quá trình giải quyết vụ án; các chủ thể tranh tụng bao gồm điều tra viên, kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác.

Nguyên tắc này là cụ thể hoá nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật trong tố tụng hình sự.
Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Họ phải được bình đẳng với nhau trong việc đưa ra chứng cứ và đánh giá chứng cứ để chứng minh sự thật khách quan của vụ án. Dựa vào chứng cứ của các bên đưa ra, toà án mới có thể giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt kẻ phạm tội, không làm oan người vô tội.

Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ ưách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lí vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên toà. Bản án quyết định của toà án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên toà.

Toà án xét xử trực tiếp, không phải “án tại hồ sơ”, vì vậy tất cả các chứng cứ của vụ án phải được xem xét, đánh giá, làm rõ tại phiên toà. Việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ của toà án phải bảo đảm khách quan, toàn diện và đầy đủ.

Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lí vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên toà.

Bản án và quyết định của toà án là kết quả của hoạt động xét xừ của toà án và phản ánh thực tế ưanh tụng tại phiên toà. Vì vậy bản án, quyết định của tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên toà.

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660