Với các chuỗi hoạt động của doanh nghiệp, mỗi ý tưởng, mỗi chiến lược đều gắn liền với tính pháp lý. LUẬT CÔNG TÂM hiểu rõ được rằng cần kiểm soát thật tốt các rủi ro pháp lý có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đó là tiền đề của hoạt động Tư vấn pháp lý thường xuyên, đồng thời là một sự lựa chọn thông minh cho những doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng và ảnh hưởng của các vấn đề pháp lý.

Những hoạt động mà LUẬT CÔNG TÂM chịu trách nhiệm đối với doanh nghiệp chia ra làm 2 vấn đề chính.

1. Tư vấn thủ tục, quy định và quá trình thực hiện những hoạt động pháp lý đặc thù của doanh nghiệp

– Tư vấn thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện; Tư vấn về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; Tư vấn về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; Tư vấn pháp luật trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính như thay đổi nội giấy phép hoạt động; mở rộng chi nhánh, văn phòng đại diện, mua bán, sát nhập doanh nghiệp; tìm hiểu thông tin pháp luật về lĩnh vực hoạt động mới….

– Tư vấn soạn thảo và hoàn thiện các quy chế quản trị nội bộ và Điều lệ Công ty; Tư vấn soạn thảo, rà soát các Quyết định, Nghị quyết, Biên bản nội bộ đảm bảo tuân thủ Điều lệ và quy định pháp luật; Kiểm tra tính pháp lý của các dự thảo hợp đồng và các văn bản liên quan đến hợp đồng; tư vấn pháp lý trong quá trình soạn thảo, đàm phán và giao kết hợp đồng; chỉnh sửa các dự thảo hợp đồng đảm bảo đúng quy định pháp luật và bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.

– Tư vấn tổ chức Đại hội đồng cổ đông, họp Hội đồng Thành viên, Hội đồng Quản trị và thông qua các Quyết định trong doanh nghiệp; Tư vấn soạn thảo và hoàn thiện các báo cáo định kỳ tháng/quý/năm của doanh nghiệp cho cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình hoạt động doanh nghiệp.

– Soạn thảo văn bản (đơn từ, công văn, quyết định, thông báo…) về lao động và trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động; Đối với các thay đổi trong cơ cấu tổ chức nội bộ; giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp; để giải quyết tranh chấp với đối tác, khách hàng, đối thủ cạnh tranh.

2. Tư vấn và tham gia giải quyết các tranh chấp của doanh nghiệp với các bên liên quan

TRANH CHẤP NỘI BỘ

– Tranh chấp thành viên góp vốn về quyền quản lý, điều hành; tài sản công ty; chào bán, chuyển nhượng, tặng cho vốn góp; số liệu báo cáo tài chính;- Tranh chấp lao động: gồm tranh chấp về chấm dứt hợp đồng lao động; tiền lương; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; về an toàn lao động và kỷ luật lao động;

– Tranh chấp bảo hiểm xã hội: gồm tranh chấp về mức đóng bảo hiểm xã hội và về thủ tục bảo hiểm xã hội;

– Lợi dụng danh nghĩa gây thiệt hại tài sản công ty: như thất thoát tài sản do quy trình kiểm soát nội bộ yếu; ký kết giao dịch trái thẩm quyền; vụ lợi cá nhân như: nhận huê hồng, khai chênh lệch giá, bán hợp đồng;

– Mất cắp nội bộ: trong quá trình xuất nhập kho; trong quá trình sản xuất, mua bán hàng hóa; hoặc do các nguyên nhân khác.

TRANH CHẤP BÊN NGOÀI

– Tranh chấp hợp đồng do các nguyên nhân sau: thiếu thẩm định năng lực tài chính, uy tín của đối tác; vô hiệu hợp đồng (hình thức và nội dung); các điều khoản của hợp đồng không chặt chẽ; thỏa thuận điều khoản thẩm quyền giải quyết tranh chấp; không am hiểu thông lệ kinh doanh quốc tế;

– Tranh chấp ngoài hợp đồng do bị kiện vì vi phạm sở hữu trí tuệ; bị người khác khai thác, sử dụng trái phép quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp; bị người khác cạnh tranh không lành mạnh; bị tiết lộ thông tin kinh doanh nội bộ, bí mật công nghệ;

TRANH CHẤP VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

– Nghĩa vụ thuế: gồm bị truy thu thuế hoặc bị xử phạt hành chính về thuế;

– Nghĩa vụ bảo hiểm xã hội: gồm bị truy thu bảo hiểm xã hội hoặc bị xử phạt hành chính về bảo hiểm xã hội;

– Vi phạm hành chính về các lĩnh vực khác: lao động, môi trường, vi phạm luật doanh nghiệp …

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660