Nhìn từ góc độ lý luận, trong TTHS, chức năng gỡ tội tồn tại song song với chức năng buộc tội như là nhu cầu tất yếu khách quan. Khi chưa xác định ai là người thực hiện tội phạm hoặc bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì TTHS chưa xuất hiện chức năng bào chữa. Khi có người bị tố giác tội phạm, bị kiến nghị khởi tố, bị bắt và áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giữ hoặc có người mặc dù không bị bắt và không áp dụng biện pháp ngăn chặn nêu trên nhưng bị nghi là đã thực hiện hành vi phạm tội thì trong TTHS đã bắt đầu xuất hiện chức năng buộc tội và chức năng gỡ tội. Buộc tội trong TTHS được quan niệm là hành vi của cơ quan tiến hành tố tụng nhằm xác định trách nhiệm hình sự đối với người bị buộc tội trên cơ sở các chứng cứ về vụ án hình sự đã được xác định. Chính từ thời điểm này trong TTHS bắt đầu xuất hiện sự tranh tụng giữa bên buộc tội và bên bào chữa, đồng thời quá trình tranh tụng được tiếp tục cho đến khi TTHS kết thúc…

Quyền tự bào chữa và nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa phải được coi là điều kiện tất yếu cho việc đảm bảo nguyên tắc tranh tụng một cách công bằng, tạo cơ hội cho người bị buộc tội khả năng tiếp cận với công lý và TTHS Việt Nam có được bản chất dân chủ của nó. Vì thế, cần tạo môi trường pháp lý cho việc thực hiện chức năng gỡ tội, thể hiện thông qua việc Nhà nước có biện pháp đảm bảo cho Luật sư được thực hiện các kỹ năng chuyên môn của họ mà không bị đe dọa, cản trở hoặc can thiệp không đúng đắn, cũng như người dân có thể tiếp cận một cách bình đẳng và hiệu quả đối với các dịch vụ pháp lý mà người bào chữa cung cấp. Từ cách tiếp cận này, mới có cơ hội tạo ra sự bình đẳng giữa kiểm sát và Luật sư để phát huy vai trò tranh tụng, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử trong tình hình mới.

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660