Luật sư bào chữa tham gia vào nhiều giai đoạn của vụ án với tư cách người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Giai đoạn có tính quyết định của quá trình tiến hành tố tụng, vì người bị tạm giữ, bị can chỉ là đối tượng bị “tình nghi phạm tội”, nếu thiếu thận trọng thì khoảng cách giữa không phạm tội và phạm tội hoặc giữa lỗi và tội dễ bị xóa nhòa.

Trong tố tụng hình sự, quy định của pháp luật về tư cách người bào chữa với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là khác nhau. Mặc dù vậy, luật sư tham gia tố tụng với tư cách nào, ở giai đoạn tố tụng nào đều có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ công lý, bảo đảm cho các hoạt động tố tụng được tiến hành khách quan, đúng pháp luật.

Vai trò Luật sư trong giai đoạn điều tra của vụ án hình sự là rất quan trọng, vì đây là giai đoạn chuẩn bị, nền móng cho một vụ án hình sự. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình trong vụ án hình sự, Luật sư cần trực tiếp tham gia vào vụ án CÀNG SỚM CÀNG TỐT, đặc biệt là ngay từ khi bắt đầu “điều tra” vụ án hình sự.

Trình tự thủ tục giải quyết vụ án hình sự

Việc giải quyết một vụ án hình sự thường phức tạp và khó khăn, đòi hỏi phải có sự xem xét cẩn thận vì hình sự gắn liền với quyền lợi của con người QUYỀN TỰ DO, không những thế còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của một con người. Thủ tục giải quyết vụ án hình sự bao gồm những trình tự sau:

Khởi tố vụ án hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên trong thủ tục giải quyết vụ án hình sự, khi cơ quan có thẩm quyền xác định có dấu hiệu phạm tội sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ quy định tại điều 143 Bộ luật Tố tụng Hình sự, bao gồm:

  • Tố giác của cá nhân;
  • Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
  • Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
  • Người phạm tội tự thú.

Điều tra vụ án hình sự

Sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành ĐIỀU TRA VỤ ÁN. Các hoạt động điều tra vụ án hình sự bao gồm:

  • Khởi tố và hỏi cung bị can
  • Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, đối chất và nhận dạng.
  • Khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật
  • Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra
  • Giám định và định giá tài sản.

Truy tố vụ án hình sự

Sau khi có QUYẾT ĐỊNH TRUY TỐ vụ án hình sự, Viện kiểm sát tiến hành truy tố vụ án hình sự. Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với “tội phạm rất nghiêm trọng” và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:

  • Truy tố bị can trước Tòa án;
  • Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
  • Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.

Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Xét xử vụ án hình sự

Xét xử vụ án hình sự là giai đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng hình sự. Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi Tòa án nhận được hồ sơ vụ án hình sự cùng với quyết định truy tố bị can trước Tòa án kèm theo bản cáo trạng do Viện kiểm sát chuyển sang và kết thúc bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Luật sư được tham gia từ giai đoạn nào của vụ án hình sự?

Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 Luật sư có thể tham gia với tư cách NGƯỜI BÀO CHỮA hoặc NGƯỜI BẢO VỆ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, của bị hại, đương sự.

Theo Điều 74 BLTTHS 2015, Luật sư có thể tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trường hợp bắt, tạm giữ thì có thể tham gia từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. Đối với trường hợp cần giữ bí mật điều tra thị Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để Luật sư tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Vai trò luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Sự xuất hiện của của Luật sư trong giai đoạn điều tra giải quyết được rất nhiều vấn đề quan trọng trong tố tụng hình sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ mình.

Tại sao cẩn phải có luật sư trong giai đoạn điều tra?

– Cán bộ điều tra là người nắm quyền chủ động, dễ coi thường người bị tình nghi phạm tội, thường không khách quan, toàn diện, phần lớn thiên về hướng “quy tội”;

– Người bị “tình nghi phạm tội” là người yếu thế, bị động, thường có tâm lý hoang mang, dao động, không ổn định trong lời khai (dễ có lời khai khác nhau); 

– Luật sư bào chữa đóng vai trò “bác sĩ pháp lý” cho bị can, người được tiếp cận bị can với tư cách người bào chữa, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, có trách nhiệm giải thích cho bị can về những quyền được pháp luật bảo đảm, chuẩn bị tâm lý để từ đó giúp người bị “tình nghi phạm tội” bình tĩnh, sáng suốt trong quá trình khai báo, trung thực, khách quan, toàn diện, đúng quy định của pháp luật và xem xét toàn bộ nội dung điều tra để minh oan cho người bị “tình nghi phạm tội”.

Luật sư trong giai đoạn điều tra làm những gì?

Trong giai đoạn này, việc đầu tiên mà luật sư bào chữa phải làm là thực hiện thủ tục để được tham gia với tư cách là người bào chữa của người bị tạm giữ, bị can. Theo quy đinh tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã thay thế thủ tục xin cấp giấy chứng nhận người bào chữa bằng thủ tục “đăng ký bào chữa”, theo đó: “Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa thì vào sổ đăng ký người bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu các giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa trong hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản. 

Sau khi đăng ký bào chữa được chấp nhận, luật sư chính thức có tư cách người bào chữa, tham gia vào giai đoạn điều tra. Luật sư cần gặp gỡ, làm việc với cơ quan điều tra, có thể trao đổi về nội dung vụ án nếu cần thiết, đảm bảo có lợi cho người được bào chữa.

Luật sư tiến hành gặp gỡ, tham gia lấy lời khai của người bị tạm giữ, bị can. Công việc này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm tính khách quan của việc điều tra, hạn chế được các vi phạm pháp luật có thể xảy ra như: ép cung, mớm cung, bức cung, làm sai lệch hồ sơ vụ án…

Ngoài ra, việc luật sư bào chữa tham gia vào các hoạt động điều tra khác như khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra, xem xét dấu vết thân thể… cũng là một hoạt động cần thiết và có ý nghĩa; thông qua các hoạt động này, luật sư có thể phát hiện được những tình tiết mới của vụ án hoặc các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, các tình tiết có ý nghĩa minh oan cho bị can trong trường hợp bị can vô tội, làm hạn chế tình trạng oan sai ngay từ giai đoạn điều tra trong tố tụng hình sự. 

Việc luật sư tham gia vào vụ án hình sự sớm sẽ có tác dụng trong việc chứng minh sự thật khách quan khi hồ sơ chưa bị khép, cơ quan điều tra đang chứng minh, làm sáng tỏ tình tiết, hành vi, nội dung vụ án. Hạn chế tối đa nhất việc oan, sai hoặc áp dụng hình phạt quá nặng trong việc giải quyết các vụ án hình sự và giúp cho thân chủ tránh tối đa lãng phí chi phí không cần thiết, đạt được hiệu quả tối đa trong khi giải quyết công việc.

Quyền gặp, làm việc của luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra?

Ðiều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”.

Khoản 1 Ðiều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Người bào chữa có quyền: (a) Gặp, hỏi người bị buộc tội; (b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can”. Khoản 3 Ðiều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 cũng quy định: “Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa”.

Ðiều 10 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT ngày 23-1-2018 của Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – TAND tối cao – Viện KSND tối cao quy định: “Khi nhận được văn bản thông báo người bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam của cơ quan đang thụ lý vụ án thì cơ sở giam giữ tổ chức cho người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật; Trường hợp cần phải giám sát cuộc gặp thì Thủ trưởng, người có thẩm quyền của cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ tổ chức giám sát…”.

Kể từ thời điểm Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực vào đầu năm 2018 đến nay, đã có bước chuyển biến căn bản trong nhận thức và thực tế từ phía các cơ quan và những người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm thực thi các quy định nêu trên, tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị can, bị cáo, đương sự trong nhiều vụ án hình sự.

Tại sao bạn nên chọn Luật Công Tâm?

Lý do duy nhất và quan trọng nhất là Luật Công Tâm có đội ngũ Luật sư tư vấn có kiến thức sâu rộng và am hiểu sâu sắc thực tiễn. Chính yếu tố con người là nguyên nhân tạo ra giá trị khác biệt về chất lượng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến của Luật Công Tâm

Chất lượng của đội ngũ đội ngũ Luật sư tư vấn một phần được thể hiện thông qua việc đánh giá của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) và nhiều kênh truyền hình trung ương (Truyền hình Công an nhân dân/Truyền hình Quốc hội/Truyền hình Quốc phòng) và nhiều Đài truyền hình địa phương mời tham dự với tư cách là luật sư hàng đầu trong lĩnh vực. Bạn có thể tham khảo thêm tại các video ở Youtube : Luật Công Tâm

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660