Hành vi phát mại tài sản có thể do người sở hữu tài sản, do người có quyền theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật thực hiện nhằm thanh toán khoản nợ phát sinh từ quan hệ hợp đồng hoặc từ một sự kiện được pháp luật quy định. Tài sản phát mại có thể là động sản hoặc bất động sản. Phát mại là một trong các biện pháp xử lí tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

Khái niệm

Phát mại tài sản là việc ngân hàng hoặc bên cho vay tiền tiến hành công bố và bán tài sản bảo đảm công khai theo đúng quy định pháp luật để thanh toán khoản nợ mà bên vay tiền đến hạn không trả được.

Hành vi phát mại tài sản có thể do người sở hữu tài sản, do người có quyền theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật thực hiện nhằm thanh toán khoản nợ phát sinh từ quan hệ hợp đồng hoặc từ một sự kiện được pháp luật quy định. Tài sản phát mại có thể là động sản hoặc bất động sản. Phát mại là một trong các biện pháp xử lí tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

Trường hợp nào được phát mại tài sản.

Căn cứ Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015, các trường hợp phát mại tài sản như sau:

Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.”

Như vậy, chỉ cần có một trong ba căn cứ trên thì bên nhận bảo đảm có quyền phát mại tài sản bảo đảm

Các phương thức phát mại tài sản.

Các phương thức phát mại tài sản được quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:

Trường hợp các bên không có thỏa thuận về phương thức phát mại tài sản thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác;

Trường hợp các có thỏa thuận về phương thức phát mại tài sản thì các bên có thể thỏa thuận lựa chọn một trong các phương thức sau: bán đấu giá tài sản; bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; bên nhân bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm và các phương thức khác.

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì có chủ yếu 3 phương thức phát mại tài sản.

Xem thêm: Tranh chấp đất đai là gì? Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai

Trình tự, thủ tục phát mại tài sản.

Quá trình xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách công khai và minh bạch để cho mọi người cùng được biết, bảo đảm tính khách quan để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch, bao gồm các bước sau:

Bước 1: Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm.

Theo quy định tại Điều 300 Bộ luật Dân sự 2015, trước khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải tiến hành thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 51 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, việc thông báo xử lý tài sản bảo đảm phải tuân thủ các quy định sau:

Thứ nhất, về nội dung thông báo xử lý tài sản bảo đảm phải có: Lý do xử lý tài sản bảo đảm; tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý; thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.

Thứ hai, về phương thức thông báo xử lý tài sản bảo đảm do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm gửi trực tiếp văn bản thông báo hoặc gửi thông qua ủy quyền, dịch vụ bưu chính, phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu hoặc phương thức khác đến địa chỉ được bên bảo đảm cung cấp.

Thứ ba, về thời hạn thông báo xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp không có thỏa thuận thì phải thông báo ít nhất trước 10 ngày đối với động sản hoặc trước ít nhất 15 ngày đối với bất động sản tính đến thời điểm xử lý tài sản bảo đảm.

Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm được xử lý tài sản bảo đảm luôn và đồng thời phải gửi thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm.

Bước 2: Giao tài sản bảo đảm để xử lý.

Theo quy định tại Điều 301 Bộ luật Dân sự 2015, người đang giữ tài sản bảo đảm phải có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm. Trường hợp người đang giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Bước 3: Thực hiện xử lý tài sản bảo đảm.

Việc thực hiện xử lý tài sản bảo đảm phải thực hiện theo quy định tại Điều 304, Điều 305 Bộ luật Dân sự 2015

Hotline: 097.281.0901 – 038.700.3455
Youtube: Luật Công Tâm Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660