Đất cơ sở tôn giáo là một loại đất được quy định tại Luật đất đai 2013. Vậy đất cơ sở tôn giáo là gì? đất cơ sở tôn giáo có được cấp sổ đỏ không? hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư đất đai – Công ty Luật Công Tâm hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline 0972810901 | 0387003455 để biết được những thông tin bổ ích khác.

Đất cơ sở tôn giáo là gì?

Căn cứ Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định đất cơ sở tôn giáo là một loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Nhắc đến đất cơ sở tôn giáo, thường sẽ nhắc đến những công trình kiến trúc mang ý nghĩa tôn giáo, tâm linh, đời sống tinh thần của người dân.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai 2013, Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

Đặc điểm của đất cơ sở tôn giáo

Căn cứ vào các quy định pháp luật có liên quan, đất cơ sở tôn giáo có các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, đây là đất được sử dụng có nguồn gốc và được sử dụng với mục đích cụ thể:
+ Là phần diện tích đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện;
+ Hoặc được dùng để xây dựng các công trình như trường đào tạo riêng của tôn giáo hoặc xây dựng trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động theo quy định pháp luật.

Thứ hai, đất cơ sở tôn giáo là loại đất chủ yếu được sử dụng dưới hình thức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao không thu tiền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo (chùa, tu viện,…). Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm giao đất cho các cơ sở tôn giáo.

Thứ ba, Căn cứ Điều 28 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đất cơ sở tôn giáo có thể có nguồn gốc là được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, mượn của tổ chức/hộ gia đình/cá nhân hoặc tự tạo lập hoặc nguồn gốc khác.

Thứ tư, đất cơ sở tôn giáo được giao dựa trên chính sách tôn giáo của Nhà nước và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ năm, căn cứ Điều 125 Luật Đất đai 2013, thời hạn sử dụng đất cơ sở tôn giáo được Nhà nước giao là ổn định, lâu dài.

Thứ sáu, người đứng đầu cơ sở tôn giáo là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng đất của cơ sở tôn giáo của mình.

Thứ bảy, căn cứ Điều 172 Luật Đất đai 2013 cơ sở tôn giáo không được tham gia giao dịch về đất đai như chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, đồng thời, không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Thứ tám, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sử dụng, quản lý đất cơ sở tôn giáo phải được thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai và chính sách của Nhà nước về tôn giáo.

Như vậy, có thể thấy, đất cơ sở tôn giáo là loại đất mà được Nhà nước giao cho các cơ sở tôn giáo như chùa, tu viện, nhà thờ,…và là loại đất này chỉ được sử dụng mà không được phép tham gia giao dịch.

Đất cơ sở tôn giáo có được cấp sổ đỏ không?

Theo quy định của pháp luật, nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

  • Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
  • Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
  • Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
  • Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
  • Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
  • Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  • Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
  • Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  • Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
  • Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Khoản 4 Điều 102 Luật Đất đai 2013 quy định các cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận nếu thỏa mãn 03 điều kiện sau đây:

Thứ nhất, là cơ sở tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động theo quy định pháp luật;

Thứ hai, phần diện tích đất cơ sở tôn giáo đang sử dụng không có tranh chấp;

Thứ ba, diện tích đất mà cơ sở tôn giáo đang sử dụng không phải là đất được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01/07/2004.

Trong trường hợp cơ sở tôn giáo thỏa mãn 03 điều kiện nêu trên mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cơ quan Nhà nước cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 28 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Như vậy, đất cơ sở tôn giáo cũng là loại đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định pháp luật. Tuy nhiên đất cơ sở tôn giáo không được tham gia giao dịch như chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất cũng như không được đền bù bồi thường nếu bị Nhà nước thu hồi.

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai

Đất cơ sở tôn giáo là một loại đất đặc thù. Trên thực tế, những tranh chấp về đất cơ sở tôn giáo xảy ra không ít, và việc giải quyết tranh chấp liên quan đến loại đất này cũng rất phức tạp. Để được tư vấn về đất cơ sở tôn giáo, điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo, hoặc các tranh chấp liên quan đến đất cơ sở tôn giáo, hãy liên hệ với chúng tôi – Luật sư đất đai – Công ty Luật Công Tâm để có những sự tư vấn chi tiết nhất.

Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Xem thêm:
Thời hạn điều tra vụ án hình sự;
Đất tín ngưỡng là gì?

dat-co-so-ton-giao

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660