Đất đai ngày càng có giá trị nên tình trạng tranh chấp diễn ra khá phổ biến, nhất là tranh chấp di sản thừa kế về đất đai. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những bi kịch của nhiều gia đình. Đã có không ít những vụ án vì mâu thuẫn dành đất đai thừa kế khiến anh em ruột xảy ra mâu thuẫn mà sát hại nhau, để lại hậu quả đau lòng và gây hoang mang cho dư luận xã hội.

Tranh chấp thừa kế là gì?

Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển giao tài sản là quyền sử dụng đất từ người đã chết sang người còn sống.

Tranh chấp thừa kế đất đai là việc rất phổ biến giữa những người thừa kế với nhau hoặc thậm chí giữa những người không phải là người thừa kế nhưng nghĩ mình có quyền hưởng di sản thừa kế.

Nhiều vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai, ngoài những vụ tranh chấp đất đai giáp ranh, liền kề giữa hàng xóm thì chủ yếu là tranh chấp di sản thừa kế do ông bà, cha mẹ để lại.

Có nhiều gia đình chọn cách giải quyết mâu thuẫn bằng nộp đơn khởi kiện tại Toà; dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn hay thuê người đến doạ nạt, hành hung người nhà… chỉ để nhận lại vài mét đất ruộng, đất ở là di sản mà cha mẹ để lại.

Những trường hợp như vậy, dù thắng hay thua, cũng đều để lại nỗi đau tinh thần và cả sức khoẻ cho những người trong cuộc.

Xem thêm: Tranh chấp đất đai là gì?

Quy định của pháp luật về tranh chấp thừa kế

Mặt trái của sự phát triển kinh tế – xã hội khiến giá trị đạo đức và sự gắn kết giữa các thành viên gia đình của một bộ phận người dân không được bền chặt, dễ bị tác động của vật chất.

Họ đặt giá trị vật chất lên cao hơn giá trị tinh thần và tình cảm gia đình, vì thế những trường hợp tranh chấp xảy ra đều là do anh em không tự thỏa thuận được, sự thỏa thuận không công bằng dẫn tới không đồng thuận, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của những đồng thừa kế cùng hàng hoặc cậy quyền, tham lam, bất chấp pháp luật, tình thân… 

Trên phương diện pháp lý, quyền thừa kế là một trong những chế định quan trọng được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015, theo đó “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.

Luật sư tham gia một vụ án về thừa kế

Từ quy định trên có thể thấy, mọi cá nhân, không phân biệt nam, nữ, tuổi tác, thành phần, tôn giáo, địa vị chính trị xã hội… đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác, cũng như quyền được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Trường hợp thừa kế theo di chúc, tức là khi có di chúc của người chết để lại, khi đó việc phân chia di sản phải tuân theo ý nguyện của người lập di chúc đã ghi rõ trong di chúc; còn trường hợp thừa kế theo pháp luật, tức là người chết không có di chúc để lại thì việc phân chia di sản sẽ theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Nếu phân chia theo pháp luật thì căn cứ vào Điều 651, Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự từ hàng thừa kế thứ nhất đến hàng thừa kế thứ 3; những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Để thực hiện và đảm bảo quyền thừa kế của cá nhân, pháp luật dân sự cũng quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự về quyền thừa kế. Cụ thể, theo Điều 623, Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, nếu một trong các người thừa kế di sản, có yêu cầu chia di sản thừa kế thì có quyền yêu cầu Tòa án chia di sản trong thời hạn Luật quy định.

Hotline: 097.281.0901 – 038.700.3455
Youtube: Luật Công Tâm Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660