Trong đời sống pháp lý thường ngày thì việc lập di chúc là việc tưởng như bình thường và đơn giản tuy nhiên đã có nhiều trường hợp di chúc được lập mà không có giá trị pháp lý. Điều này ảnh hưởng tới quyền lợi của những người được hưởng di sản theo di chúc mà về mặt tâm linh thì cũng có thể nói người chết đi cũng không thể “nắm mắt xuôi tay” vì ý nguyện của mình đã không được thực hiện.

Vì sao lại có chuyện Di chúc được lập lại không thể có hiệu lực pháp luật? Mặc dù pháp luật dân sự quy định rất rõ Di chúc có nhiều hình thức lập di chúc đó là: di chúc miệng, di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc được công chứng hoặc chứng thực và dù được lập bằng hình thức nào thì bản di chúc cũng đều có giá trị pháp lý ngang nhau.  

Tuy việc lập di chúc có nhiều hình thức và đều có giá trị pháp lý ngang nhau như vậy nhưng vấn đề quan trọng nhất đó là nội dung di chúc và quá trình lập di chúc đó có tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật hay không?

Việc lập di chúc phải được Luật sư là người am hiểu pháp luật sâu sắc tư vấn và soạn thảo thì mới đảm bảo nội dung di chúc đúng, đủ đồng thời đảm bảo quá trình lập di chúc đúng quy định pháp luật.

Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp tự mình lập di chúc nhưng cuối cùng di chúc đều không có giá trị ví dụ như có cụ sức yếu tuổi già không thể viết nhờ hàng xóm viết hộ rồi cụ ký tên vào đó đem cất rất kỹ nghĩ rằng mình ký vào đó là được rồi đến khi con cháu đem ra thực hiện thì không có giá trị.

Vì trong trường hợp di chúc bằng văn bản không có người làm chứng như vậy thì buộc người có di chúc phải tự mình viết toàn bộ di chúc hoặc cũng có cụ nhờ đến ba bốn người làm chứng cho mình lập di chúc nhưng lại đến gặp từng người làm chứng một nhờ họ ký trước rồi mới mang về nhà ký sau cho tiện và bản Di chúc này cũng không giá trị pháp lý từ đó xảy ra những mâu thuẫn tranh chấp gay gắt trong gia đình.

Từ đó có thể thấy Luật sư giữ vai trò quan trọng việc tư vấn và soạn thảo di chúc. Nếu không có sự tư vấn của người Luật sư thì dễ dẫn tới những bản di chúc đó không có giá trị pháp lý và cũng rất có thể từ đó sẽ để lại những hậu quả khôn lường về mặt tình cảm gia đình, dòng tộc mà điều đó lại xuất phát từ việc tưởng chừng vô cùng đơn giản “lập di chúc”.

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết hay còn được hiểu di chúc là phương tiện biểu hiện ý chí của con người nằm định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi chết, phù hợp với quy định cảu pháp luật.

Như vậy, di chúc là ý chí đơn phương tự nguyện của cá nhân có tài sản mà không phải bất kỳ chủ thể nào khác nhằm mục đích chuyển di sản của người chết cho những người khác đã được xác định trong di chúc. Đây chính là căn cứ để phát sinh qua hệ thừa kế theo di chúc. Đồng thời để di chúc có hiệu lực chỉ khi người lập di chúc chết.

Di chúc hợp pháp là di chúc được lập bởi người để lại di sản, đáp ứng đầy đủ các điều kiện thao quy định của pháp luật về năng lực chủ thể, ý chí của chủ thể, nội dung và hình thức.

Nội dung của di chúc chỉ hợp pháp khi nó đáp ứng đủ điều kiện về nội dung, cụ thể di chúc không vi phạm điều cấm cảu luật, không trái đạo đức xã hội. Ngoài việc đảm bảo các quy định về nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội thì BLDS 2015 còn quy định các nội dung chủ yếu của di chúc tại Điều 631  BLDS 2015.

Bởi vậy, có thể thấy việc lập di chúc tuy tưởng dễ nhưng thực ra lại vô cùng khó. Trong trường hợp khi người để lại di sản đã mất thì di chúc chính là căn cứ để giữ lại nếp nhà, tình nghĩa những người ruột thịt và quyền lợi, ý chí của người chủ sở hữu tài sản được định đoạt theo nguyện vọng.

Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, 
Cầu Giấy, Hà N
ội.

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660