Dùng nhục hình, được hiểu là hành vi của người tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền trong cơ quan thi hành án sử dụng các biện pháp trái pháp luật gây đau đớn về thể xác đối với những người tham gia tố tụng.

Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân:

” Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Pháp luật bảo hộ tính mạng sức khỏe, thân thể cho tất cả mọi người bởi vậy bất cứ hành vi xâm phạm nào đến tính mạng sức khỏe của công dân đều là hành vi vi phạm pháp luật.

Tội dùng nhục hình được quy định tại Điều 373 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

“1. Người nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
……………………….

Hành vi của người tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền trong cơ quan thi hành án sử dụng các biện pháp trái pháp luật gây đau đớn về thể xác đối với các đối tượng sau đây:

+ Bị can, bị cáo (trong vụ án hình sự).

+ Phạm nhân (người bị kết án về hình sự đang chấp hành hình phạt).

+ Người bị (phải) thi hành án (theo thủ tục thi hành án dân sự).

+ Các đương sự (trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình).

– Mặc dù điều luật không quy định cụ thể đối tượng xâm hại là người nào, nhưng qua thực tế (và theo một tài liệu như Bình luận khoa học hình sự, giáo trình Luật hình sự…) cho thấy chỉ những đối tượng sau mới là đối tượng bị xâm hại: Bị can, bị cáo và người đang chấp hành hình phạt (theo quyết định về hình phạt của bản án hình sự), vì xét trên khả năng thực tế chỉ các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan thi hành án hình sự mới có điều kiện để thực hiện các hành vi trên (như tạm giam để điều tra, áp dụng biện pháp kỷ luật đối với phạm nhân…) để các cơ quan này nhanh chóng kết thúc hồ sơ vụ án thông qua việc khai báo của bị can, bị cáo hoặc kỷ luật đối với phạm nhân.

Thực tế cũng cho thấy đến nay hầu như chưa ghi nhận trường hợp nào bị coi là dùng nhục hình đối với các đương sự trong vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình hoặc người bị thi hành án dân sự.

– Việc sử dụng các biện pháp trái pháp luật gây đau đớn về thể xác được biểu hiện dưới các hình thức sau:

+ Tra tấn bằng vũ lực như: đấm, đá, đánh bằng tay hoặc bằng các vật gây đau đớn cho nạn nhân như roi, thanh sắt, khúc cây…

+ Tra tấn bằng các thủ đoạn khác như: cùm chân tay, bắt đứng, ngồi, nằm ở những tư thế khó chịu, bắt nhịn ăn, bắt lao động nặng nhọc…

Trong trường hợp dùng nhục hình mà làm chết người hoặc gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân (đến mức độ nhất định) thì người phạm tội nêu trên còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội làm chết người trong khi thi hành công vụ hoặc tội gây thương tích hoặc tội gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ.

Hãy liên hệ với Luật Công Tâm để được tư vấn chi tiết.
Thông tin liên hệ: Luật Công Tâm
Email : luatsuluatcongtam@gmail.com Website: luatcongtam.com.vn https://www.youtube.com/channel/UCkEnuxL_V_oaCpAde-Eco7A?view_as=subscriber
Hotline : 097.281.0901 – 0387003455

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660