Trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp tham gia vào vô số các quan hệ. Những mối quan hệ này luôn tìm ẩn những sự kiện phát sinh một cách bất ngờ gây thiệt hại cho doanh nghiệp và các chủ sở hữu doanh nghiệp. Rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong rất nhiều lĩnh vực như rủi ro về tài chính, rủi ro về hợp đồng, rủi ro trong quản lí nhân sự,…làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển, sản xuất, hoạt động kinh doanh hằng ngày của các doanh nghiệp. Để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra, chúng tôi xin cung cấp dịch vụ tư vấn quản trị rủi ro pháp lý doanh nghiệp trọn gói qua bài viết sau.

Dịch vụ tư vấn nhằm giảm rủi ro pháp lý doanh nghiệp

Rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp là gì?

Hiện nay chưa có một định nghĩa cụ thể nào từ các văn bản pháp luật để làm rõ thuật ngữ rủi ro pháp lý là gì, tuy nhiên thuật ngữ rủi ro pháp lý được giới luật sư, cộng đồng doanh nghiệp thường nhắc đến có thể hiểu là khả năng xảy ra những sự kiện bất ngờ liên quan đến các quy định pháp luật khiến cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động. Như vậy, rủi ro pháp lý là một sự kiện pháp lý có thể xảy ra hoặc không xảy ra và khi nó đã xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguyên nhân dẫn đến xảy ra các rủi ro pháp lý này có thể xuất phát từ những chủ quan và khách quan của doanh nghiệp. Trong đó:

  • Nguyên nhân chủ quan: yếu tố văn hóa, chính trị, thói quen không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh, đánh giá nhẹ vai trò tư vấn của các luật sư trong hoạt động của doanh nghiệp, không tìm hiểu kỹ các đối tác dẫn đến ký các hợp đồng với đối tác không trung thực, không thiện chí kinh doanh,…
  • Nguyên nhân khách quan: thiên tai, thay đổi pháp luật, sự kiện bất khả kháng, thị trường bị thay đổi,…

Có những loại rủi ro pháp lý nào?

Đối với những rủi ro pháp lý xuất phát từ nguyên nhân chủ quan (có thể lường trước được) có thể bao gồm các nhóm sau:

Nhóm một, tranh chấp nội bộ:

  • Tranh chấp thành viên góp vốn: tranh chấp quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp; tranh chấp tài sản của công ty, tranh chấp về chủ thể có thẩm quyền quyết định, tranh chấp về quyền kiểm soát, tranh chấp trong quá trình chuyển nhượng, tặng cho góp vốn;…
  • Tranh chấp lao động: tranh chấp hợp đồng lao động; tranh chấp tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp; tranh chấp trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc; tranh chấp thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tranh chấp về an toàn lao động và kỷ luật lao động;…
  • Tranh chấp bảo hiểm xã hội: tranh chấp về mức đóng bảo hiểm xã hội; tranh chấp về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội;…
  • Tranh chấp do cá nhân lợi dụng danh nghĩa gây thiệt hại tài sản cho công ty: ký kết các hợp đồng không đúng thẩm quyền; thất thoát tài sản của công ty do quy trình quản lý nội bộ yếu; vụ lợi cá nhân như nhận huê hồng, khai chênh lệch giá, bán hợp đồng,…
  • Tranh chấp do mất cắp nội bộ: mất cắp trong quá trình xuất nhập kho, quản lý kho; mất cắp trong quá trình sản xuất, mua bán hàng hóa; do nhiều nguyên nhân khác;…

Nhóm hai, những rủi ro tư tranh chấp phát sinh bên ngoài doanh nghiệp.

  • Rủi ro pháp lý tranh chấp hợp đồng: rủi ro do thiếu thẩm định năng lực tài chính, uy tín của đối tác; rủi ro do vô hiệu hợp đồng (hình thức và nội dung); rủi ro do điều khoản của hợp đồng không chặt chẽ; rủi ro do thỏa thuận điều khoản thẩm quyền giải quyết tranh chấp; rủi ro do không am hiểu thông kệ kinh doanh quốc tế;…
  • Rủi ro pháp lý tranh chấp ngoài hợp đồng: bị kiện vì vi phạm sở hữu trí tuệ; bị người khác khai thác, sử dụng trái phép quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp; bị các doanh nghiệp khác cạnh tranh không lành mạnh; bị tiết lộ bí mật kinh doanh;…

Nhóm ba, rủi ro pháp lý do tranh chấp với cơ quan nhà nước như:

  • Rủi ro pháp lý do nghĩa vụ thuế: bị truy thu thuế, bị xử phạt hành chính về thuế;…
  • Rủi ro pháp lý do nghĩa vụ bảo hiểm xã hội: bị truy thu bảo hiểm xã hội, bị xử phạt hành chính về bảo hiểm xã hội
  • Rủi ro do vi phạm hành chính: bị xử phạt vi phạm hành chính về các lĩnh vực như: lao động, môi trường, vi phạm luật doanh nghiệp,…

Đối với các rủi ro pháp lý do nguyên nhân khách quan bao gồm:

  • Rủi ro pháp lý do chính sách pháp luật như: chính sách pháp luật thay đổi gây ra thiệt hại trực tiếp cho doanh nghiệp; chính sách pháp luật thay đổi tạo điều kiện, lợi thế thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước;…
  • Rủi ro pháp lý do các nguyên nhân khách quan khác như: thiên tai; công nghệ mới ra đời là triệt tiêu công nghệ hiện tại của doanh nghiệp;

Các giải pháp loại trừ rủi ro pháp lý doanh nghiệp

Các giải pháp giảm thiểu rủi ro hiện nay

Nhằm tạo một hành lang pháp lý an toàn giúp bảo vệ doanh nghiệp hạn chế tối đa thiệt hại đến từ các rủi ro đã phân tích ở trên, doanh nghiệp cần lưu ý các giải pháp loại trừ rủi ro pháp lý sau.

Thứ nhất, doanh nghiệp cần tự trau dồi kiến thức pháp luật.

Trước hết ngay chính doanh nghiệp nên tự mình chủ động trong các hoạt đồng nghiên cứu các quy định của pháp luật để áp dụng vào hoạt động kinh doanh thực tiễn, giúp giảm thiểu những rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh đúng pháp luật sẽ vừa giúp doanh nghiệp, đối tác tránh khỏi các tranh chấp về hợp đồng, tranh chấp về đầu tư,… Cụ thể, doanh nghiệp có thể:

  • Tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề dianh nghiệp khi bắt đầu thành lập một công ty như tên doanh nghiệp, vốn góp, xây dựng điều lệ, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp,…
  • Tìm hiểu các quy định của pháp luật về lao động khi xây dựng các nội quy lao động, quy chế nội bộ điều chỉnh các quan hệ lao động, xử lý kỉ luật lao động, điều kiện ký kết và chấm dứt hợp đồng lao động,…
  • Tìm hiểu các quy định của Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp 2014 , Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Nhà ở,… khi tham gia vào các quan hệ hợp đồng như mua bán hàng hóa, xây dựng, đại lý, đấu thầu,..
  • Nâng cao hiểu biết về các quy định của pháp luật thông qua việc tích cực tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp, câu lạc bộ doanh nghiệp,…

Thứ hai, doanh nghiệp cần thay đổi tư duy về quản trị rủi ro pháp lý.

  • Thấy được tầm quan trọng của công việc quản trị rủi ro pháp lý: doanh nghiệp cần hiểu rõ và thận trọng trong hoạt động kinh doanh
  • Không ngần ngại trong việc bỏ ra một khoản chi phí nhỏ để đầu tư cho việc quản trị rủi ro pháp lý doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp Việt Nam khi mở rộng thi trường cần tìm hiểu kỹ và tôn trọng pháp luật, chính trị, văn hóa kinh doanh của nước khác
  • Cẩn trọng trong việc xây dựng và ban hành các quy chế nội bộ để điều hành hoạt động của doanh nghiệp,…

Thứ ba, thành lập ban pháp chế

Đối với từng công ty có quy mô và nhu cầu khác nhau có thể thành lập phòng ban pháp chế riêng cho mình. Đây là bộ phận nhân sự có thể thay công ty quản trị rủi ro pháp lý thông qua việc:

  • Giúp doanh nghiệp lường trước được các rủi ro pháp lý có khả năng xảy ra trong hoạt động kinh doanh
  • Chịu trách nhiệm khắc phục khi các rủi ro pháp lý xảy ra

Thứ tư, doanh nghiệp cần sử dụng các dịch vụ pháp lý từ các hãng luật

Doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ pháp lý từ các công ty luật chuyên nghiệp với đội ngũ luật sư với chuyên môn sâu và giàu kinh nghiệm, đáp ứng được khối lượng công việc lớn trong thời gian ngắn. Các luật sư có nhiều mối quan hệ xã hội và nghề nghiệp rộng rãi, tiếp xúc nhiều với các tình huống pháp lý trên thực tế  nên có thể huy động được nhiều trí tuệ và nhân lực của nhiều nhóm đối tượng khác nhau, giàu kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề, giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp hiệu quả nhất.

Hãy liên hệ với Luật Công Tâm để được tư vấn chi tiết.
Thông tin liên hệ: Luật Công Tâm
Email : luatsuluatcongtam@gmail.com Website: luatcongtam.com.vn https://www.youtube.com/channel/UCkEnuxL_V_oaCpAde-Eco7A?view_as=subscriber
Hotline : 097.281.0901 – 0387003455

By Tâm

98 thoughts on “Đồng hành cùng doanh nghiệp trong chặm đường phát triển”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660