Không tố giác tội phạm có thể hiểu không tố giác tội phạm là việc một người biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện nhưng không tố giác.

  1. Khái niệm không tố giác tội phạm.

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi chung là BLHS), có thể hiểu không tố giác tội phạm là việc một người biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện nhưng không tố giác.

Khi đó, người không tố giác tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội không tố giác tội phạm theo Điều 390 BLHS

Đối với trường hợp cha mẹ không tố giác con phạm tội:

Căn cứ khoản 2 Điều 19 BLHS:

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”

Như vậy, trong trường hợp người không tố giác là người thân của người phạm tội (gồm ông, bà, bố, mẹ, con, cháu,…) sẽ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người phạm tội thực hiện các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc các tội về xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại Chương XIII Bộ luật Hình sự.

Đối chiếu với Điều 9 BLHS tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn. Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội phạm này là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Phân biệt không tố giác tội phạm với che giấu tội phạm.

2.1. Khái niệm

Khác với không tố giác tội phạm, căn cứ Điều 18 BLHS che giấu tội phạm được hiểu là  việc một người không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.

2.2. Thời điểm phát hiện tội phạm.

Đối với không tố giác tội phạm: Thời điểm phát hiện tội phạm là trong mọi giai đoạn của một hành vi tội phạm (trước, trong hoặc sau khi tội phạm được thực hiện).

Đối với che giấu tội phạm: Sau khi biết hành vi tội phạm đã được thực hiện.

2.3. Ý thức người phạm tội.

Khi thực hiện hành vi không tố giác tội phạm tới cơ quan có thẩm quyền thì người phạm tội biết rõ tội phạm đã, đang và sẽ được thực hiện. Còn khi thực hiện hành vi che giấu tội phạm như: che giấu người phạm tội, che giấu dấu vết, che giấu tang vật, cản trở điều tra, cản trở việc phát hiện tội phạm, cản trợ việc xử lý người phạm tội thì người này không hứa hẹn trước với người phạm tội.

2.4. Hình phạt.

Đối với không tố giác tội phạm: Căn cứ Điều 390 BLHS thì có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.

Đối với che giấu tội phạm: Có thể xuất hiện trong các tội giết người, tội hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản…với hình phạt được quy định: có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 05 năm. Phạt tù từ 02 – 07 năm nếu phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội.

Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà N

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660