tinh-the-cap-thiet

Về nguyên tắc chung thì khi có hành vi gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc chịu trách nhiệm hình sự. Vậy gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có phải là tội phạm không? trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì bồi thường như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Luật Công Tâm sẽ viện dẫn và giải thích các quy định pháp luật về vấn đề nêu trên.

Tình thế cấp thiết là gì?

Về khái niệm của tình thế cấp thiết, tại Điều 23 Bộ luật hình sự 2015 có quy định như sau:

“1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự

Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì trong trường hợp một người gây ra một thiệt hại nhưng để nhằm ngăn ngừa một thiệt hại lớn hơn xảy ra thì được gọi là tình thế cấp thiết. Đồng thời, hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

Hành vi được thực hiện trong khi tình thế cấp thiết xảy ra vừa là quyền của công dân vừa là nghĩa vụ pháp lý. Nhận thức được tình thế xảy ra, người thực hiện hành vi khi có tình thế cấp thiết vì họ muốn tránh những thiệt hại thực tế sẽ xảy ra với cá nhân, cơ quan, tổ chức, Nhà nước với trách nhiệm của một người công dân nên đã thực hiện hành vi này.

Trong pháp luật hình sự, người được coi là đã hành động trong tình thế cấp thiết khi người đó đã biết hy sinh một cách hợp lý lợi ích nhỏ để bảo vệ lợi ích khác lớn hơn, cần thiết hơn. Chính vì tính hợp lý này mà về mặt xã hội, chúng ta coi việc hành động trong tình thế cấp thiết là hành động có ích. Còn về mặt hình sự, hành động này không bị coi là tội phạm, nên nhà làm luật xác định việc gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa không bị coi là tội phạm. Đồng thời, người có hành vi gây thiệt hại sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

tinh-the-cap-thiet-la-gi
Ảnh minh họa: Tình thế cấp thiết là gì?

Đặc điểm của tình thế cấp thiết

Khi tình thế cấp thiết xảy ra thì hành vi được thực hiện và bối cảnh thực hiện có những dấu hiệu sau:

Thứ nhất, hành vi được thực hiện gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa mà không còn cách nào khác. Lợi ích ở đây có thể là thiệt hại về tài sản, về sức khoẻ, tính mạng của con người, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia…..

Thứ hai, hành vi được thực hiện trong khi tình thế cấp thiết xảy ra là quyền của công dân vừa nghĩa vụ pháp lý. Nhận thức được tình thế xảy ra, người thực hiện hành vi khi có tình thế cấp thiết vì họ muốn tránh những thiệt hại thực tế sẽ xảy ra với cá nhân, cơ quan , tổ chức, Nhà nước với trách nhiệm của một người công dân nên đã thực hiện hành vi này. Việc làm đó không chỉ có ý nghĩa với nhà nước, cơ quan, tổ chức, và người khác mà còn ý nghĩa đối với chính bản thân của một người công dân, một nhân tố cấu thành lên xã hội. Để đảm bảo xây dựng một xã hội tốt đẹp, thì việc nâng cao ý thức trách nhiệm từ chính bản thân mỗi công dân là một yếu tố vô cùng quan trọng, vì vậy nhà nước, tổ chức chính quyền địa phương nên tổ chức các buổi phổ biến chính sách pháp luật, để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Người dân có thể nắm được chủ yếu tinh thần, định hướng quy định của pháp luật để có hiểu và áp dụng.

Thứ ba, việc gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp này là cách duy nhất để bảo vệ lợi ích hợp pháp khác: ngoài lựa chọn là gây thiệt hại khi có tình thế cấp thiết xảy ra thì không còn cách nào khác để có thể ngăn chặn, hạn chế, bảo vệ được lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức, nhà nước khi sự việc xảy ra. Đây vừa là lựa chọn và sự đánh giá của bản thân dựa trên bối cảnh xảy ra, cùng với sự am hiểu quy định của pháp luật để áp dụng một cách chinhs xác, hợp pháp, hợp hiến. Hành vi thực hiện dưới một mức độ vừa đủ không kéo theo trách nhiệm của bản thân khi thực hiện hành vi này. Yêu cầu đặt ra là người thực hiện phải có phán đoán chính xác, nhanh nhạy, ….

Thứ tư, bảo vệ lợi ích của nhà nước, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của mình và người khác: hành vi thực hiện khi có tình thế cấp thiết đem lại những giá trị, lợi ích to lớn hơn không chỉ về mặt tình thần mà còn cả về mặt vật chất cho những cá nhân, cơ quan, tổ chức và nhà nước. Đánh giá cao tinh thần và thái độ của người thực hiện hành vi, cách thực hiện quyết đoán, kịp thời, đúng và chuẩn về mức độ. Đó là kết quả mong muốn đạt được và mục đích quy định của điều luật..

Thứ năm, người thực hiện hành vi trong khi tình thế cấp thiết xảy ra không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa và ngược lại: Đây là giới hạn, mức độ mà pháp luật đặt ra cho người thực hiện hành vi, nếu đảm bảo đúng giới hạn này, thì quy phạm mới đạt được mục đích của người làm luật muốn hướng đến.

Điều kiện áp dụng tình thế cấp thiết

Để được áp dụng tình thế cấp thiết đòi hỏi phải xuất hiện các tình tiết sau:

Một là, phải có sự nguy hiểm thực tế đang gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại nhất định cho những lợi ích được pháp luật bảo vệ. Sự nguy hiểm đó có thể bắt nguồn từ người, từ con vật, từ hiện tượng tự nhiên, từ sự cố kỹ thuật,…

Hai là, việc gây thiệt hại là biện pháp duy nhất để khắc phục sự nguy hiểm. Vì vậy, sẽ không được coi là hành vi trong tình thế cấp thiết khi vẫn còn những cách khác như yêu cầu sự giúp đỡ của của chính quyền,của người khác hoặc đi khỏi nơi nguy hiểm để bảo vệ lợi ích hợp pháp.

Ba là, thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Đây là điểm khác biệt so với hành vi phòng vệ chính đáng. Trong phòng vệ chính đáng người phòng vệ thực hiện hành vi chống trả gây thiệt hại cho người tấn công kể cả khi họ có thể tránh khỏi thiệt hại bằng các biện pháp khác như chạy trốn, nhờ sự giúp đỡ của người khác. Còn trong tình thế cấp thiết, biện pháp gây thiệt hại một lợi ích hợp pháp để tránh một thiệt hại khác phải là biện pháp. Nếu thiệt hại gây ra lớn hơn hoặc bằng thiệt hại được khắc phục thì mục đích của tình thế cấp thiết không đạt được nên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Xem thêm:
Cấu thành tội phạm là gì?
Thời hạn điều tra vụ án hình sự

Vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết

Khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định:

“Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Đây là trường hợp chủ thể có cơ sở để được hành động trong tình thế cấp thiết nhưng đã vượt quá phạm vi cho phép. Theo khoản 1 Điều 23 Bộ luật hình sự năm 2015 thì người hành động trong tình thế cấp thiết chỉ được phép gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Điều đó có nghĩa khi thiệt hại gây ra không nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa thì không còn là trường hợp tình thế cấp thiết.

Tuy nhiên, do sự so sánh hai loại thiệt hại trong tình thế cấp thiết là vấn đề không đơn giản, dễ dàng và điều này càng khó khăn hơn đối với người đang đứng trước sự đe dọa gây thiệt hại mà phải lựa chọn biện pháp ngăn chặn sự đe dọa đó. Do vậy, luật hình sự Việt Nam chỉ coi việc gây thiệt hại là không hợp pháp khi thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu… và chủ thể có lỗi đổi với việc vượt quá đó. Trường hợp này tuy phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng được giảm nhẹ vì tính chất của động cơ và vì hoàn cảnh phạm tội. Thể hiện điều này, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Trường hợp bạn còn những thắc mắc xoay quanh những quy định pháp luật về “tình thế cấp thiết” hoặc cần Luật sư tư vấn, giải đáp vướng mắc trong lĩnh vực Hình sự nói riêng, và các lĩnh vực pháp luật khác nói chung, hãy liên hệ với chúng tôi – Luật sư Công ty Luật Công Tâm để được tư vấn và hỗ trợ.

Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

By Tâm

One thought on “Tình thế cấp thiết là gì”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660