Quyền bào chữa của người bị buộc tội được bảo đảm, BLTTHS đã quy định cụ thể tại Điều 57, 58, 59, 60, 61, 73 BLTTHS năm 2015 nhằm đáp ứng yêu cầu về cải cách tư pháp, BLTTHS năm 2015 đã có những nội dung đổi mới so với BLTTHS năm 2003 về chế định bào chữa như: bổ sung đối tượng bị bắt cũng được bảo đảm quyền bào chữa; quy định người bào chữa có quyền thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ; mở rộng trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa; mở rộng những người có quyền mời người bào chữa…

Quyền bào chữa được quy định như thế nào?

Tại Điều 16 BLTTHS năm 2015 quy định về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”.

Như vậy, quyền bào chữa được bảo đảm thể hiện là người bị buộc tội được: bảo đảm quyền tự bào chữa, bảo đảm quyền nhờ người bào chữa và bảo đảm thông qua việc chỉ định người bào chữa (quyền có người bào chữa).

Còn chủ thể của quyền bào chữa là người bị buộc tội, vậy tức là bao gồm người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Chính vì vậy, quyền bào chữa xuất hiện từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người, có quyết định tạm giữ hay khi có quyết định khởi tố bị can và kết thúc khi vụ án được đưa ra xét xử và bản án có hiệu lực pháp luật.

Trong một số trường hợp vụ án bị đình chỉ khi không có căn cứ buộc tội thì chức năng bào chữa sẽ kết thúc sớm. Như vậy, người bị buộc tội trên cơ sở các quyền mà pháp luật quy định để bác bỏ một phần hoặc toàn bộ sự buộc tội, nhằm gỡ tội hoặc làm giảm nhẹ TNHS, đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp trong các giai đoạn tố tụng.

Quyền bào chữa còn được thể hiện như thế nào trước phiên tòa?

BLTTHS năm 2015 mới quy định người bào chữa có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ theo điểm k khoản 1 Điều 73 BLTTHS còn đối với bị can, bị cáo không có quyền này. Do đó, những bị can, bị cáo không có người bào chữa sẽ gặp khó khăn trong việc thu thập chứng cứ cũng như làm rõ các tình tiết khác của vụ án, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tự bào chữa của họ. Đặc biệt là đối với những bị can, bị can đang bị tam giam sẽ càng gặp khó khăn hơn.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 73 BLTTHS quy định: “người bào chữa có quyền gặp, hỏi người bị buộc tội”. Do đó, để làm sáng tỏ những chứng cứ, những tình tiết quan trọng của vụ án thì người bào chữa có quyền chủ động gặp và hỏi người bị buộc tội. 

Bên cạnh đó, tại điểm a khoản 1 Điều 73 BLTTHS chỉ quy định chung quyền của người bào chữa là “gặp, hỏi người bị buộc tội” mà chưa quy định rõ về trình tự, thủ tục và các vấn đề liên quan khác như thời gian gặp riêng hay giám sát, bảo đảm thông tin mật khi trao đổi…

Căn cứ theo điểm l khoản 1 Điều 73 BLTTHS thì người bào chữa có quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra, nhưng khoản 4 Điều 232 BLTTHS quy định: “trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp…, gửi bản kết luận điều tra cho người bào chữa.

Xem thêm:
– Người được miễn trách nhiệm hình sự
– Đừng ngồi tù oan dù chỉ m
t

Trường hợp đang bị bắt, tạm giữ, tạm giam việc nhờ người khác bào chữa mặc dù người bị buộc tội có quyền trao cho người đại diện, người thân thích.

Nguyên tắc khi thực hiện quyền bào chữa cho người bị buộc tội là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải có trách nhiệm giải thích đầy đủ các quy định về quyền bào chữa và được BLTTHS năm 2015 đã có quy định về điều này.

Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660