Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những nội dung thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước. Miễn trách nhiệm hình sự áp dụng trong một số trường hợp phạm tội nếu xét thấy không cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không cần buộc họ phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt mà vẫn đảm bảo được yêu cầu phòng và chống tội phạm, vẫn đảm bảo được yêu cầu giáo dục người phạm tội để họ trở thành người có ích cho xã hội.

Miễn trách nhiệm hình sự là gì?

Trong Bộ luật hình sự năm 2015, miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại một số điều luật ở Phẩn thứ nhất – Những quy định chung và Phần thứ hai – Các tội phạm. Đó là Điểu 16; Điều 29; khoản 2 Điều 91; khoản 4 Điều 110; đoạn 2 khoản 7 Điều 364 và khoản 2 Điều 390. Đây là những trường hợp vì những lí do khác nhau mà việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp này là không cần thiết. Người được miễn trách nhiệm hình sự không bị coi là có án tích.

Cần phải phân biệt trường hợp miễn trách nhiệm hình sự với trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm nhưng không cấu thành tội phạm. Bởi lẽ, miễn trách nhiệm hình sự không đồng nghĩa với không có trách nhiệm hình sự, cho nên trong quá trình điều tra, truy tố hoặc xét xử nếu không đủ căn cứ để buộc tội thì phải tuyên bố họ không phạm tội chứ không được tuyên bố miễn trách nhiệm hình sự cho họ.

Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà họ đã phạm.

Xem thêm:
– Người được miễn trách nhiệm hình sự
– Đừng ngồi tù oan dù chỉ
một ngày

Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự?

Theo quy định tại Điều 29 Bộ Luật hình sự, căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự như sau:

” 1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi có quyết định đại xá.

2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”

Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 29, trường hợp gia đình người bị hại và người phạm tội tự nguyện hòa giải được đồng thời đề nghị miễn trách nhiệm hình sự thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Ngoài ra để được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản này, thì người phạm tội phải có các điều kiện như sau:

– Tội phạm mà người phạm tội thực hiện phải là tội phạm ít nghiêm trọng;

– Hoặc là tội phạm nghiêm trọng do vô ý;

– Đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả.

Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà 

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660