Quy định nguyên tắc “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm” là nguyên tắc quan trọng trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Nguyên tắc này nhằm bảo đảm các bản án hình sự xét xử đúng người, đúng tôi, đúng pháp luật tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm, đồng thời tránh sai sót trong việc áp dụng pháp luật.

Một trong những thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm là hủy bản án hình sự và đình chỉ vụ án.

Theo quy định tại Điều 359 BLTTHS về hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án:

“1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 157 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án.

2. Khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án”.

Nghiên cứu kết cấu của Điều 359 BLTTHS thì đều viện dẫn đến Điều 157 của BLTTHS về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự nhưng tách thành hai khoản.

Đối với khoản 1 khi có một trong các căn cứ là:

1. Không có sự việc phạm tội;

2. Hành vi không cấu thành tội phạm;

Thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không phạm tội và đình chỉ vụ án. Không có sự việc phạm tội là sự việc mà cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xác định không thỏa mãn các dấu hiệu tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự và do đó không có căn cứ để quyết định khởi tố vụ án hình sự (Nghĩa là không xảy trong thực tế sự việc mà có thể coi là tội phạm).

Và hành vi không cấu thành tội phạm là đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra, nhưng hành vi đó không có đủ những dấu hiệu cấu thành một tội phạm cụ thể nào quy định trong Bộ luật Hình sự.

Đây là hai căn cứ thuộc về mặt cấu thành tội chung của khái niệm tội phạm để xác định một hành vi có phải là tội phạm hay không?

Nếu khi Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố một hành vi là tội phạm được quy định trong phần tội phạm của Bộ luật Hình sự nhưng cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm có căn cứ cho rằng không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm thì phải hủy bản án hình sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không phạm tội và đình chỉ vụ án.

Đối với khoản 2 khi có một trong các căn cứ là:

3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; 4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

6. Tội phạm đã được đại xá;

7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;

8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố”

Thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án, đối với khoản 2 khi có các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự thì Hội đồng xét xử phúc thẩm không tuyên bị cáo không phạm tội như tại khoản 1 mà hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

Vì các căn cứ tại khoản 2 Điều 359 không phải là dạng cấu thành chung của tội phạm mà Tòa án cấp sơ thẩm khi tuyên một hành vi có phải là tội phạm hay không dựa vào các yếu tố cấu thành chung còn đối với các vấn đề khác như nhân thân, độ tuổi… thì không thuộc trường hợp tuyên không phạm tội mà hủy án và đình chỉ vụ án.

Tuy nhiên các ăn cứ tại khoản 2 Điều 359 không phải là các dạng căn cứ thuộc về dấu hiệu định tội nên Hội đồng xét xử phúc thẩm không tuyên bố bị cáo không phạm tội mà hủy bản án hình sự sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

HÃY ĐỂ LUẬT CÔNG TÂM BẢO VỆ BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU CỦA BẠN. LUẬT CÔNG TÂM NƠI GỬI TRỌN NIỀM TIN VÀO CÔNG LÝ
Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@
gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660