Phạm tội 2 lần trở lên còn là một trong những tình tiết định khung tăng nặng được quy định tại nhiều điều luật trong BLHS. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định nào quy định cụ thể về phạm tội 2 lần trở lên. Trên thực tế, các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn đang áp dụng một số văn bản hướng dẫn áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 hiện đang còn hiệu lực và chưa có văn bản thay thế.

  1. Khái niệm

Căn cứ Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (sau đây gọi chung là BLHS) có quy định phạm tội 2 lần trở lên thuộc một trong các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, phạm tội 2 lần trở lên còn là một trong những tình tiết định khung tăng nặng được quy định tại nhiều điều luật trong BLHS. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định nào quy định cụ thể về phạm tội 2 lần trở lên. Trên thực tế, các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn đang áp dụng một số văn bản hướng dẫn áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 hiện đang còn hiệu lực và chưa có văn bản thay thế.

Cụ thể, tại Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP và Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP đều quy định như sau: Tình tiết phạm tội nhiều lần được hiểu là:

Một là, đã có từ hai lần phạm tội trở lên

Hai là, mỗi lần phạm tội có đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 điều luật tương ứng.

Ba là, trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Bốn là, việc phạm tội chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Như vậy, có thể hiểu, phạm tội 2 lần trở lên là người phạm tội ít nhất đã 2 lần thực hiện tội phạm, cùng tội với tội đang bị khởi tố mà nếu tách riêng mỗi lần đó thì đều có đủ yếu tố cấu thành tội phạm và chưa được đưa ra xét xử

2. Phân biệt phạm tội 2 lần trở lên và tái phạm.

2.1. Khái niệm.

Căn cứ khoản 1 Điều 53 BLHS có quy định:

Điều 53. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm

1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý

Như vậy, khác với phạm tội 2 lần trở lên, tái phạm được hiểu là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

2.2. Đặc điểm.

Đối với phạm tội 2 lần trở lên:

  • Người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, tác động đến cùng một đối tượng hay nhiều đối tượng khác nhau.
  • Xét riêng từng hành vi phạm tội riêng lẻ thì mỗi hành vi ấy đã đủ các yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập.
  • Các hành vi phạm tội đó chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa bị xét xử.
  • Các hành vi phạm tội đó đều được quy định tại một điều luật cụ thể quy định về tội phạm, có thể cùng một khoản, cũng có thể phạm tội ở các khoản khác nhau của cùng một điều luật.
  • Nếu điều luật có quy định về giá trị tài sản hoặc thiệt hại về tài sản thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần phạm tội cộng lại.

Đối với tái phạm:

  • Người phạm tội đã bị kết án (đã có bản án kết tội của Tòa án mà không phụ thuộc vào việc bản án đó đã có hiệu lực pháp luật hay chưa)
  • Chưa được xóa án tích (việc kết án phải phát sinh án tích và án tích chưa được xóa mà người đó lại phạm tội mới)
  • Phạm tội mới do cố ý hoặc tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý

Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà N
ội.

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660